Page 694 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 694

quyết những vấn đề lớn của khu vực và của cộng đồng thế giới như bảo vệ hòa
                      bình,  bảo  vệ  môi  trường  -  sinh  thái,  giải  quyết  những  vấn  đề  nóng  toàn  cầu
                      (thiên tai, dịch bệnh, nhập cư, lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hợp quốc,

                      xóa đói giảm nghèo bền vững...). Việt Nam đã tham gia lực lượng giữ gìn hòa
                      bình của Liên Hợp quốc ở Nam Sudan; Ủy viên không thường trực Hội đồng
                      Bảo an Liên Hợp quốc (các năm 2008-2009 và 2020-2021)...
                            Thứ  tư,  chính  sách  đối  ngoại  của  Việt  Nam  phải  là  một  chính  sách  đa
                      phương, đa dạng và năng động. Trong các quan hệ quốc tế phải giữ vững lập
                      trường chủ động, bình đẳng và linh hoạt trong từng hoàn cảnh.  Việc xác lập
                      quan hệ đối ngoại không chỉ với các nước trong khu vực mà với tất cả các nước
                      có thiện chí trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không
                      can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; Đặc biệt, quan
                      tâm phát triển và củng cố quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, các nước
                      trong khối ASEAN, các nước bạn bè có quan hệ truyền thống, các nước đang
                      phát triển ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh. Chú trọng quan hệ với các nước có

                      tiềm năng lớn về khoa học - công nghệ và kinh tế.
                            Hình thành một chính sách đối ngoại tổng hợp, quan hệ quốc tế sâu sắc kết
                      hợp mật thiết chính trị với kinh tế và văn hóa, các nội dung hợp tác, bổ sung và
                      hỗ trợ cho nhau, kết hợp đối ngoại Nhà nước với đối ngoại nhân dân của các
                      đoàn thể quần chúng, các tổ chức khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật và
                      các cá nhân, kết hợp lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.

                            Thứ  năm,  kiên  trì  thực  hiện  quan  điểm  của  Chủ  tịch  Hồ  Chí  Minh  về
                      quan hệ quốc tế, Đảng cần phải xác định: Chính sách đối ngoại của Việt Nam
                      phải là một chính sách năng động, nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của
                      cộng đồng quốc  tế, phát hiện những thời cơ  mới, tranh thủ kịp thời những
                      nhân tố có lợi cho sự phát triển đất nước. Để làm việc này, Đảng và Nhà nước
                      phải chăm lo, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đối ngoại có tư cách đạo

                      đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao đối với dân tộc, có những kiến thức đầy
                      đủ về lĩnh vực hoạt động của mình, am hiểu các thông lệ, luật quốc tế; Phải
                      chấp nhận một sự đầu tư cần thiết cho các hoạt động đối ngoại, cho công tác
                      tuyên truyền ra nước ngoài, nếu làm tốt sẽ đưa lại cho đất nước những lợi ích
                      to lớn hơn gấp bội.

                            Những thành tựu về công tác đối ngoại mà Việt Nam đã đạt được trong
                      những năm qua là kết quả của sự chỉ đạo sâu sát và tham gia trực tiếp của lãnh
                      đạo Đảng và Nhà nước, sự kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa
                      phương hóa, đa dạng hóa, đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc lên trên hết, sự đồng
                      tâm hiệp lực và phối hợp  chặt chẽ giữa đối ngoại  của Đảng, ngoại giao Nhà
                      nước, đối ngoại nhân dân và đối ngoại của các bộ, ngành và địa phương và hơn
                      hết, đó là sự vận dụng nhuần nhuyễn tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế.



                                                               692
   689   690   691   692   693   694   695   696   697   698   699