Page 699 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 699
Quốc đã tích lũy được; Từ vị trí người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận giải
phóng dân tộc thuộc địa, người dám đi trước tìm tòi con đường giải phóng các
dân tộc thuộc địa; Từ bầu nhiệt huyết cháy bỏng, kiên quyết đấu tranh khôi phục
lại nền độc lập tự do cho các dân tộc thuộc địa, các dân tộc Đông Dương, cho
dân tộc Việt Nam; Từ uy tín và vị trí hoạt động của Nguyễn Ái Quốc cho đến
năm 1924; Nguyễn Ái Quốc mang trong mình sứ mạng lịch sử: thực hiện trung
thành, xuất sắc, phát triển sáng tạo Luận cương về các vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của Lênin trong thực tiễn cách mạng; Đạt kỳ được mục tiêu giải phóng
dân tộc thuộc địa, làm cho lực lượng giải phóng các dân tộc thuộc địa trở thành
lực lượng cách mạng xứng đáng với vị trí lịch sử trong thời đại mới.
Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc đã bảo vệ, phát triển sáng tạo, sâu sắc những
nguyên tắc cách mạng của Luận cương. Cụ thể hóa những nguyên tắc mà Lênin,
do những điều kiện đặc biệt, chưa thể làm được trọn vẹn và chuyển thành những
đường lối chiến lược, chiến thuật, những chính sách, sách lược cụ thể.
Nhìn lại quá khứ lịch sử, từ khi bản Luận cương ra đời đã phải mất hàng
chục năm trời đấu tranh gay gắt về cả lý luận và thực tiễn chỉ cốt khẳng định cho
được: Vấn đề giải phóng dân tộc là một vấn đề thời đại; Lực lượng cách mạng
giải phóng dân tộc là một lực lượng cách mạng có sức mạnh thời đại. Cách
mạng vô sản thế giới phải xem xét cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận
hữu cơ, là một cái cánh, một lực lượng của chính nó. Các Đảng Cộng sản ở
chính quốc phải tích cực giúp đỡ, tổ chức cho được các Đảng Cộng sản ở thuộc
địa, giúp đỡ công việc tổ chức lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc
địa. Rồi đến lúc đi vào thực hiện những nguyên tắc lớn của Luận cương trong
thực tiễn, cũng có không ít khó khăn, trở ngại cần phải đấu tranh, khắc phục.
Để thấy rõ điều này, chúng ta hãy quay lại bánh xe lịch sử về thế kỷ XVIII
đến đầu thế kỷ XX, khi C. Mác, Ph. Ăngghen phải tập trung toàn bộ công sức và
nhiệm vụ xây dựng học thuyết lý luận khoa học cho giai cấp vô sản, khẳng định
vị trí và sứ mạng lịch sử của nó đối với tiến trình phát triển của thế giới hiện đại;
Khẳng định sự đi xuống, sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Tuy C. Mác, Ph.
Ăngghen có đề cập đến vấn đề áp bức dân tộc và giải phóng dân tộc, nhưng hai
ông chưa có thời gian đi vào xem xét cụ thể những vấn đề lớn ấy, đặc biệt là vấn
đề dân tộc thuộc địa. Lênin sống trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, giai đoạn tư bản độc quyền, trải qua biết bao công
sức nghiên cứu khoa học, khảo sát thực tiễn đã tổng kết cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc nói chung, giải phóng các dân tộc thuộc địa nói riêng để viết ra
bản Luận cương mang tầm vóc lịch sử, trở thành chiến lược lâu dài đối với
tương lai của các dân tộc thuộc địa. Nhưng nếu tính từ tháng 6/1920, lúc Lênin
soạn thảo ra bản Luận cương, đến ngày 21/1/1924, Lênin vĩnh biệt chúng ta, bản
Luận cương mới tồn tại được ba năm, bảy tháng. Trong thời gian này, Lênin
hoàn toàn bị cuốn vào tình hình nước Nga, phải trải qua nội chiến ác liệt, thù
697