Page 693 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 693
huy tiềm lực nội tại về mọi mặt là nhân tố quan trọng hàng đầu. Muốn xây dựng
một nền ngoại giao vững mạnh, quan hệ quốc tế bền vững, Đảng, Nhà nước nắm
vững các nguyên tắc:
Thứ nhất, phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, hết sức coi trọng việc
theo dõi tình hình thế giới, phân tích đúng đắn xu thế phát triển của thời đại,
nhất là của khu vực châu Á - Thái Bình Dương để đề ra chủ trương, chính sách
đối nội, đối ngoại đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cục diện thế giới.
Cần vận dụng quan điểm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” tức là cần phải vững
vàng kiên định về mục tiêu chiến lược, còn về sách lược, biện pháp thì phải hết
sức linh hoạt, mềm dẻo, khôn khéo. Bất cứ trong hoàn cảnh nào, chính sách đối
ngoại phải nhằm bảo đảm giữ vững chủ quyền đất nước, giữ vững quyền độc lập,
tự chủ, giữ vững con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, xây dựng quan hệ hữu nghị, bình đẳng với các dân tộc, tranh thủ đến mức
cao nhất sự giúp đỡ, hợp tác của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp đổi mới
xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
Trên cơ sở bảo đảm chủ quyền của đất nước, phải tích cực đấu tranh góp
phần giữ vững hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới để tập trung
sức vào nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế. Mục tiêu này phù hợp với xu
thế chung hiện nay của thế giới và của các nước trong khu vực. Tuy vậy, những
cuộc chiến tranh cục bộ ác liệt đang xảy ra khắp nơi vì những biến đổi chính trị,
sắc tộc, tôn giáo, kinh tế. Khu vực Đông Nam Á cũng đang rất nhạy cảm về vấn
đề này, đặc biệt là vấn đề chủ quyền lãnh thổ và an ninh biển Đông. Vì vậy,
chính sách đối ngoại của nước Việt Nam phải góp phần quan trọng hình thành
một sự cân bằng lợi ích và cân bằng thế lực trong khu vực, giữ vững hòa bình,
ổn định và hợp tác, vì sự phát triển ở Đông Nam Á, ở châu Á Thái Bình Dương
và trên thế giới.
Thứ hai, tiếp tục kế thừa quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quan hệ
quốc tế: “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước”, công tác đối ngoại
của Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân cần được triển khai đồng bộ,
toàn diện, tạo tiền đề để Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới:
tiếp thu vốn và công nghệ hiện đại của các nước trong và ngoài khu vực; tranh
thủ được sự hỗ trợ nhiều mặt của các tổ chức quốc tế; phát triển nhanh chóng
năng lực khoa học và công nghệ, rút ngắn khoảng cách với các nước. Đồng thời,
tiếp tục hoàn thiện và thực thi có hiệu quả cơ chế quản lý thống nhất các hoạt
động đối ngoại, tăng cường công tác bảo hộ công dân và công tác người Việt
Nam ở nước ngoài.
Thứ ba, thông qua các hoạt động đối ngoại thúc đẩy các quan hệ quốc tế,
không ngừng nâng cao vị trí của Việt Nam trong khu vực và trong cộng đồng
thế giới, vừa ra sức tiếp thu những thành tựu của thế giới, vừa góp phần xứng
đáng vào sự tiến bộ chung của nhân loại; tham gia có hiệu quả vào việc giải
691