Page 726 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 726
Nguyễn Ái Quốc được nhận vào làm cán bộ của Ban Phương Đông Quốc tế
1
Cộng sản (theo giấy xác nhận do đồng chí Petrov ký ngày 14/4/1924). Nhân
ngày Quốc tế Lao động 1/5/1924, Nguyễn Ái Quốc được mời đến Hồng trường
nói chuyện với những người đi biểu tình và được Tư lệnh thành phố Mátxcơva
cấp giấy phép được tự do đi lại trên Hồng trường trong ngày hôm đó. Sự có mặt
của Nguyễn Ái Quốc, trong những nghi lễ quan trọng cho thấy vai trò và uy tín
của Người ngày càng được khẳng định ở trung tâm phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế.
Như vậy, dưới sự soi rọi của Cách mạng Tháng Mười, với sự nhạy bén
trong nhãn quan chính trị, Nguyễn Ái Quốc đã hòa mình trong phong trào cách
mạng thế giới, áp dụng những lý luận từ Cách mạng Tháng Mười Nga, từ người
thầy vĩ đại Lênin vào thực tế. Đồng thời, những năm tháng ở nước Nga Xôviết
cho Người thêm kinh nghiệm và nền tảng lý luận để vững tin vào con đường mà
mình hướng dân tộc đi theo.
3. Mang chân lý trở về Tổ quốc
Những hoạt động và kinh nghiệm tích lũy được đã thôi thúc Nguyễn Ái
Quốc trở về Tổ quốc, gánh vác sứ mệnh trọng đại mà lịch sử đã lựa chọn và giao
phó cho Người: Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập
một Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
Sau nhiều lần đề đạt, nguyện vọng của Người đã được Quốc tế Cộng sản
chấp nhận. Với tư cách là cán bộ Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng
thời là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao
theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á. Cuối tháng
10/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Mátxcơva và ngày 11/11/1924, Người đến Quảng
Châu, Trung Quốc với vai trò là phiên dịch trong văn phòng của đoàn cố vấn
Liên Xô Brodin tại Quảng Châu. Tại đây, Người đã tập hợp, lựa chọn những
thanh niên ưu tú, đưa họ tham gia và lãnh đạo phong trào đấu tranh giành tự do,
độc lập, xúc tiến việc chuẩn bị thành lập chính đảng kiểu mới cho giai cấp công
nhân và dân tộc Việt Nam.
Thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục ra sức truyền bá Chủ nghĩa Mác-
Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về
lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua tác phẩm Bản án
chế độ thực dân Pháp và Đường Kách mệnh, đặc biệt là việc xuất bản tờ báo
Thanh niên, Người đã chuẩn bị về đường lối chính trị để tiến tới thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Đồng thời, Nguyễn Ái Quốc cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và
cán bộ. Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925), tổ chức
__________
1. Trưởng Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản.
724