Page 725 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 725

trong những nhà sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người Cộng sản đầu tiên
                      của Việt Nam.
                            Như vậy, sau 9 năm gian khổ đi tìm chân lý, Người đã tìm thấy trong Sơ

                      thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của
                      Lênin: “Một học thuyết thật sự cách mạng, vô cùng phong phú, và có tính chất
                      phổ biến. Những nguyên tắc cơ bản của học thuyết này đều phù hợp với các
                                                                                                   1
                      nước tư bản phát triển và các nước nông nghiệp lạc hậu ở phương Đông” .
                            Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp từ ngày
                      25 đến ngày 30/12/1920, tại thành phố Tours (Pháp), trong khi các đại biểu tranh
                      luận gay gắt về việc gia nhập Quốc tế III hay ở lại Quốc tế II, thành lập Đảng
                      Cộng sản, hay giữ nguyên Đảng Xã hội thì Nguyễn Ái Quốc với tư cách là đại
                      biểu chính thức và duy nhất của các nước thuộc địa Đông Dương đã bỏ phiếu
                      tán thành tham gia Quốc tế III - Quốc tế Cộng sản. Sự kiện này đã ghi danh
                      Người trở thành  một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và  là
                      người cộng sản Việt Nam đầu tiên. 40 năm sau nhìn lại sự kiện này, Chủ tịch Hồ

                      Chí Minh đã viết: “Cá nhân tôi, từ lúc đầu nhờ được học tập truyền thống cách
                      mạng oanh liệt và được rèn luyện trong thực tế đấu tranh anh dũng của công
                      nhân và của Đảng Cộng sản Pháp, mà tôi đã tìm thấy chân lý chủ nghĩa Mác-
                                                                                                        2
                      Lênin, đã từ một người yêu nước tiến bộ thành một chiến sĩ xã hội chủ nghĩa” .
                            Không chỉ dừng lại ở đó, Nguyễn Ái Quốc còn có một quãng thời gian đến
                      với đất nước của Cách mạng Tháng Mười. Thời gian ở Mátxcơva, Người tham
                      dự nhiều hội nghị quốc tế lớn: Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (họp từ
                      ngày 12 đến ngày 15/10/1923), Đại hội V Quốc tế Cộng sản (họp từ ngày 17/6
                      đến ngày 8/7/1924), Đại hội III Quốc tế Công hội Đỏ, Đại hội IV Quốc tế Cộng
                      sản Thanh niên… Tại diễn đàn của các đại hội đó, Người đã nói lên tiếng nói

                      của nhân dân thuộc địa, bảo vệ những luận điểm đúng đắn của V.I. Lênin về vấn
                      đề dân tộc và thuộc địa và tuyên truyền những tư tưởng cách mạng của mình
                      trên lập trường mácxít.
                            Cùng với hoạt động thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc luôn hiểu sâu sắc việc cần
                      phải học tập nâng cao nhận thức lý luận về chủ nghĩa  Mác-Lênin. Cuối năm
                      1923, Nguyễn Ái Quốc đã tranh thủ tham gia lớp học ngắn hạn của Trường Đại
                      học  Phương Đông trong thời gian Đại hội V Quốc tế Cộng sản hoãn họp do
                      Lênin ốm nặng. Được học ở ngôi trường này, Người đã nhận thức rõ hơn về tầm
                      quan trọng của việc đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ của phong trào
                      cách mạng Việt Nam. Học xong lớp ngắn hạn tại Đại học Phương Đông, trong
                      khi chờ đợi Đại hội V Quốc tế Cộng sản khai mạc và chờ lên đường về châu Á,


                      __________
                            1. E. Cobelev, Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva,
                      1985, tr. 69.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 740.


                                                               723
   720   721   722   723   724   725   726   727   728   729   730