Page 723 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 723
trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng theo lời người ta kể thì Cụ còn nặng
1
cốt cách phong kiến” .
Như vậy, với Nguyễn Tất Thành, ngay từ thời niên thiếu đã “chớm nở tinh
2
thần độc lập suy nghĩ, không theo lối mòn” , chính sự không theo lối mòn ấy,
Người đã đòi hỏi bản thân cần tìm tòi và có hướng đi khác biệt so với các tiền
nhân. Trước khi đi ra nước ngoài, Người đã nhận thức được rằng: “Cái mà dân
tộc cần trước tiên chưa phải là súng đạn, của cải, mà là cách đuổi giặc cứu
nước, là làm cách mạng, hay nói cách khác là lý luận cách mạng và phương
3
pháp cách mạng” .
Vậy phải đi đâu để tìm ra những thứ đó? Nguyễn Tất Thành chọn con
đường Tây du và mục đích chính là sang Pháp, bởi những truyền thống tự do,
bình đẳng, bác ái và nền văn minh của chính quốc mà Người được nghe, được
biết và sự tàn bạo của bọn thực dân ở thuộc địa mà Người đã chứng kiến.
Người muốn đi sang Pháp, tìm hiểu tận gốc kẻ thù đang áp bức nô dịch đất
nước mình, để từ đó có phương pháp và vũ khí phù hợp đánh đuổi chúng. Khi
trả lời nhà văn Mỹ Anna Louise Strong, Người nói: “Nhân dân Việt Nam,
trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau rằng ai là người
sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật. Người
khác nghĩ là Anh. Có người khác nữa nghĩ là Mỹ. Tôi thì thấy phải đi ra nước
4
ngoài để xem cho rõ” . Do đó, trong vòng 10 năm, từ năm 1911 đến năm 1920,
Người đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân
của Người đã từng in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ.
Đặc biệt, Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời
đó là Mỹ, Anh và Pháp.
Trong những chuyến đi, Người tranh thủ mọi cơ hội để học hỏi, nghiên cứu
các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa, Người đã bổ sung
được cho mình những kiến thức thực tiễn phong phú và một tầm nhìn rộng lớn,
bao quát. Từ đó, Người đã rút ra kết luận: chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội
nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính
quốc cũng như thuộc địa.
Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp, tham gia vào
phong trào công nhân, liên lạc và cùng hoạt động với nhiều nhà cách mạng ở
__________
1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Thanh niên, Hà
Nội, 2012, tr. 14.
2. Trần Văn Giàu, Sự phát triển tư tưởng của Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng
Tám, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, t. 3, tr. 21.
3. Phạm Xanh, Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam (1921-
1930), Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1990, tr. 17.
4. Báo Nhân dân, số 4062, ngày 18/5/1965.
721