Page 722 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 722
HỒ CHÍ MINH - HÀNH TRÌNH 30 NĂM
MANG CHÂN LÝ VỀ CÙNG DÂN TỘC
ThS. NGUYỄN THỊ MINH TÂM
Bảo tàng Hồ Chí Minh
Không phải là người đầu tiên và duy nhất ra đi tìm đường cứu nước nhưng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lại là người chỉ ra được con đường đúng đắn đòi lại
quyền tự do dân tộc, quyền làm người cho nhân dân Việt Nam. 30 năm là cả một
hành trình dài vượt qua mọi thử thách cam go, trải qua nhiều nghề lao động,
vượt qua những nỗi sợ hãi của bản thân, vượt qua ngục tù, sự xa lánh, hiểu lầm
của đồng chí, đồng đội… nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn kiên định mang
chân lý của Cách mạng Tháng Mười Nga soi rọi cho con đường cách mạng Việt
Nam đi đến đích cuối cùng là độc lập cho Tổ quốc, quyền sống tự do, hạnh phúc
cho nhân dân.
1. Dũng cảm bước qua lối mòn, vượt qua mọi hiểm nguy, đi về phía
Tây để tìm con đường mới
Cuộc xâm lược đầy toan tính của thực dân Pháp đã đẩy Việt Nam - một
nước phong kiến, có nền văn hiến lâu đời vào cảnh bị áp bức, đô hộ, mất
quyền dân chủ. Dã tâm của “thực dân cho vay nặng lãi” với chính sách vơ vét
tài nguyên đến cùng cực, đàn áp, bóc lột dã man đã khiến người dân lâm vào
cảnh khốn cùng, từ đó liên tiếp đứng lên đấu tranh. Nhưng các cuộc đấu tranh
ấy đều không đi vào con đường sáng, tức là không tìm được đường lối, cách
thức cho vấn đề giải phóng dân tộc. Sự thất bại của các phong trào yêu nước
khi đó do nhiều yếu tố, nhưng căn bản nhất là các thủ lĩnh phong trào đã
không tạo ra sự khác biệt mà thời đại đang cần. Đánh giá về ba con đường
cứu nước tiêu biểu của các bậc tiền bối lúc bấy giờ, Nguyễn Tất Thành chỉ rõ:
“Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương… điều đó
là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương. Cụ Phan Bội Châu hy
vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa
hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì
720