Page 743 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 743
sản. Trong số hội viên đó, có 5 người đã là đảng viên dự bị của Đảng Cộng sản.
1
Chúng tôi còn có 2 đoàn viên dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin” .
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên. Hội được tổ chức thành 5 cấp: Tổng bộ, kỳ bộ, tỉnh bộ, huyện bộ và
chi bộ. Mục đích của hội là truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và
chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Nguyễn Ái Quốc ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ
cho cách mạng Việt Nam. Người cũng lựa chọn những học viên ưu tú, cử đi học
ở Trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) và Trường Quân sự Hoàng Phố
(Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam về sau.
Việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là một sáng tạo của
Nguyễn Ái Quốc. Đây là một tổ chức quá độ, phù hợp với điều kiện của Việt
Nam khi đó, nhằm đưa chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối và phương pháp đấu
tranh cách mạng mới vào phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ta. Thông
qua những nội dung hoạt động, Hội đã thu hút đông đảo các lực lượng vào tổ
chức cách mạng của mình, đồng thời có ảnh hưởng tích cực đến các tổ chức
chính trị cùng thời khác.
Cuối năm 1929, đầu 1930, phong trào cách mạng Việt Nam phát triển
nhanh chóng, có ba tổ chức Cộng sản: Đông Dương Công sản Đảng (6/1929);
An Nam Cộng sản Đảng (7/1929); Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929)
được hình thành. Việc tồn tại ba tổ chức cộng sản trong một nước không có lợi
cho cách mạng. Được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, với uy tín, tầm ảnh
hưởng to lớn trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc
đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam, từ ngày 6/1 đến 08/2/1930 tại Hồng Kông (Trung Quốc). Từ đây, tầm
trí tuệ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có điều kiện thăng hoa, tỏa sáng thể
hiện ở những sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (Chánh
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của
Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thảo luận và thông qua tại Hội nghị
hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam).
Sau Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc tế Cộng sản coi
quan điểm của Nguyễn Ái Quốc là phạm sai lầm “hữu khuynh”, “dân tộc chủ
nghĩa”. Vì vậy, Quốc tế Cộng sản cử đồng chí Trần Phú dự thảo Luận cương
chính trị mới theo quan điểm của Đại hội VI Quốc tế Cộng sản. Hội nghị Trung
ương Đảng họp ở Hương Cảng tháng 10/1930 đã thông qua dự án Luận cương
chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (dự án để thảo luận trong Đảng) và
Thông qua Án nghị quyết của Trung ương toàn thể hội nghị nói về tình hình
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 152.
741