Page 740 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 740

Như vậy, chủ nghĩa yêu nước đã dẫn dắt Nguyễn Ái Quốc vào Đảng Xã hội.
                      Và cũng chính chủ nghĩa yêu nước, đưa Nguyễn Ái Quốc tin theo Lênin, theo
                      Quốc tế thứ III. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Đảng Xã hội Pháp đang bị

                      phân hóa sâu sắc trong việc lựa chọn cương lĩnh chính trị. Một cánh tiếp tục đi
                      theo khuynh hướng của Quốc tế II bám vào đường lối cải lương chủ nghĩa; một
                      nhóm đi theo Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản được Lênin thành lập) ủng hộ con
                      đường  mà  Cách  mạng  Tháng  Mười  Nga  đã  mở  ra;  còn  một  nhóm  giữa lưng
                                                                                                 1
                      chừng - “một số đồng chí lại đề nghị thành lập Quốc tế thứ hai rưỡi” . Câu hỏi
                      “theo bên nào” được Nguyễn Ái Quốc trả lời: “bên nào “đoàn kết với các dân
                                                             2
                      tộc bị  chủ nghĩa thực dân  áp bức”  là  “tôi theo”.  Vì  vậy,  tại Đại  hội lần thứ
                      XVIII Đảng Xã hội Pháp, họp từ ngày 25 đến ngày 30/12/1920 tại thành phố
                      Tours  (Pháp)  cùng  với  những  người  cách  mạng  chân  chính  của  nước  Pháp,
                      Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III.
                            Hồ Chí Minh kể: “...một đồng chí đưa cho tôi đọc Luận cương về các vấn
                      đề thuộc địa và dân tộc của Lênin vừa đăng trên báo Nhân đạo. Bài đó khó

                      hiểu, vì có những từ ngữ mà tôi không biết rõ. Nhưng tôi đọc đi đọc lại và dần
                      dần tôi hiểu ý nghĩa của nó một cách sâu sắc. Bản Luận cương làm cho tôi cảm
                      động, phấn  khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi xúc động đến phát khóc lên.
                      Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng
                      đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta,
                      đây là con đường giải phóng chúng ta”. Từ đó, tôi đã có một sự lựa chọn: tán
                                                                              3
                      thành Quốc tế thứ ba và hoàn toàn tin theo Lênin” . Sự kiện này đã đánh dấu
                      một bước chuyển biến quyết định, bước nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận
                      thức tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu
                      nước đến với chủ nghĩa cộng sản - “chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,
                                        4
                      cách mệnh nhất” .
                            Tháng 12/1960, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Đảng Cộng sản Pháp,
                      Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết: “Riêng về cá nhân tôi, từ lúc đầu nhờ
                      được học tập truyền thống cách mạng oanh liệt và được rèn luyện trong thực tế
                      đấu tranh anh dũng của công nhân và của Đảng Cộng sản Pháp, mà tôi đã tìm
                      thấy chân lý chủ nghĩa Mác-Lênin, đã từ một người yêu nước tiến bộ thành một
                                                    5
                      chiến sĩ xã hội chủ nghĩa” . Chủ nghĩa yêu nước đã hun  đúc, hình thành nên
                      khát vọng “tôi muốn Tổ quốc tôi được giải phóng, các “dân tộc thuộc địa” được




                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 583.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 584.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 584.
                            4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 289.
                            5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 740.


                                                               738
   735   736   737   738   739   740   741   742   743   744   745