Page 744 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 744

1
                      hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng . Hội nghị đi đến quyết
                      nghị “thủ tiêu Chánh cương, Sách lược, Điều lệ cũ”, bỏ tên Đảng Cộng sản Việt
                      Nam,  lấy  tên  Đảng  Cộng  sản  Đông  Dương, đem  Án nghị  quyết  của  Quốc  tế

                      Cộng sản, chính sách và kế hoạch của Đảng cho thảo luận khắp trong toàn Đảng,
                      lấy đó làm căn bản mà chỉnh đốn nội bộ, làm cho Đảng bônsêvích hóa. Nghị
                      quyết cũng phê phán Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn là “phạm sai lầm về
                                                                             2
                      chính trị”, “sai lầm về Điều lệ và tổ chức của Đảng” .
                            Trong thời điểm này, khuynh hướng “tả” đã tác động đến đường lối, chủ
                      trương của nhiều đảng cộng sản ở các nước tư bản phát triển cũng như các nước
                      thuộc địa và phụ thuộc. Đảng ta là một bộ phận của Quốc tế Cộng sản, tất nhiên
                      về mặt tổ chức, Đảng phải chấp hành Nghị quyết Đại hội VI của Quốc tế Cộng
                      sản và không tránh khỏi bị chi phối của khuynh hướng “tả” đó. Mặt khác, Quốc
                      tế Cộng sản cũng thiếu thông tin, thiếu thực tế về phương Đông, về các nước
                      thuộc địa ở Đông Nam Á nên càng gia tăng thêm tình trạng “tả” khuynh trong
                      lãnh đạo phong trào cách mạng.

                            Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Dương, họp tại Ma Cao
                      (tháng 3/1935) đã cử đồng chí Nguyễn Ái Quốc (cùng Lê Hồng Phong, Nguyễn
                      Thị Minh Khai, Hoàng Văn Nọn) là đại biểu chính thức của Đảng đi dự Đại hội
                      VII Quốc tế Cộng sản mặc dù Trung ương Đảng, trước đó không lâu phê phán
                      Nguyễn Ái Quốc là “sai lầm về chính trị”, là “hữu khuynh, dân tộc chủ nghĩa”.
                      Điều này, chứng tỏ uy tín, ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc trong Đảng vẫn rất
                      lớn, lực lượng tán thành quan điểm của Nguyễn Ái Quốc không phải là ít.
                            Tại  Đại  hội  VII  Quốc  tế  Cộng  sản  (25/7  đến  21/8/1935),  G.  Đimitơrốp
                      được bầu làm Tổng Bí thư của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Trong báo cáo
                      chính trị Sự tấn công của chủ nghĩa phátxít và những nhiệm vụ của  Quốc tế

                      Cộng sản trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống chủ nghĩa phátxít
                      đã nghiêm khắc phê bình những sai lầm “tả” khuynh trong Nghị quyết Đại hội
                      VI Quốc tế Cộng sản, cho đó là “biệt phái”, “hẹp hòi”. Tuy vậy, khoảng thời
                      gian từ tháng 6/1936 đến tháng 6/1938 thực sự là khoảng thử thách, khó khăn
                      đối với cá nhân Nguyễn Ái Quốc. Và đây, là nỗi lòng của một người “chỉ có một
                      mong ước là sớm trở về Tổ quốc” để trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đồng thời
                      cũng là tâm huyết, trách nhiệm của người chiến sĩ kiên trung với tổ chức: “Đồng
                      chí hãy phân tôi đi đâu đó. Hoặc là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi làm một
                      việc gì mà theo đồng chí là có ích. Điều tôi muốn đề nghị với đồng chí là đừng
                      để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên




                      __________
                            1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002,
                      t.2, tr. 104-117.
                            2. Mạch Quang Thắng, Nhân cách Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 61.


                                                               742
   739   740   741   742   743   744   745   746   747   748   749