Page 826 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 826
và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Suốt từ những năm giặc Pháp trở lại
xâm lược miền Nam Việt Nam, rồi đế quốc Mỹ và tay sai tiếp tục tìm cách phá
hoại Hiệp định Genève năm 1954, phá hoại hòa bình ở Việt Nam, muốn biến
miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự xâm lược và thuộc địa Mỹ, tình cảm
của Bác Hồ luôn đau đáu nghĩ tới đồng bào, chiến sĩ miền Nam đang phải chiến
đấu gian khổ, hy sinh chống giặc xâm lược. Trong thư viết năm 1961 gửi ông
Kennedy, Tổng thống mới của Mỹ, Người đã viết: “…vì Mỹ mà miền Nam Việt
Nam có những tòa án phát xít, những luật lệ bạo ngược, những máy chém lưu
động giết người khắp thành thị và thôn quê, có những trại giam khổng lồ giam
cầm và tra tấn hàng chục vạn người, giết chết hàng vạn người yêu hòa bình và
1
yêu tổ quốc…” .
Cũng vì miền Nam thân yêu, trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ cao
cấp nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Hồ Chí Minh đã kêu gọi: “Mỗi người chúng ta... phải tuyên truyền cho
đồng bào miền Bắc hiểu rõ nhiệm vụ của ta phải tham gia sự nghiệp giải phóng
miền Nam, vì miền Nam là của nước ta. Phải nói miền Bắc là hậu phương của
2
miền Nam…” .
Từ khi về nước lãnh đạo sau bao năm bôn ba cho đến lúc ra đi, Hồ Chí
Minh chưa một lần trở lại miền Nam, nhưng tâm trí Người luôn hướng về đồng
bào ruột thịt: “Miền Nam luôn trong trái tim tôi”. Trong những năm tháng gian
khổ, khó khăn nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Người luôn theo dõi tình
hình miền Nam, nóng lòng muốn trở vào miền Nam để được chia sẻ cùng đồng
bào, chiến sĩ đang anh dũng chiến đấu với quân Mỹ xâm lược. Cho đến những
ngày cuối đời, trong Di chúc, Người vẫn thể hiện niềm khao khát: “Dù khó khăn
gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi… Tổ quốc ta
3
nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà” .
Nhiều người ở vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long chưa được một
lần trực tiếp gặp Hồ Chí Minh, song tên gọi và hình ảnh của Người luôn luôn là
biểu tượng cao đẹp nhất của ý chí độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Tình
cảm của đồng bào các dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long đối với Bác Hồ
rất sâu sắc. Tình cảm ấy bắt nguồn từ lòng yêu quê hương đất nước, tình đoàn
kết dân tộc và ý thức giai cấp. Chính tình cảm đặc biệt đó đã trở thành động lực
vô cùng mạnh mẽ và là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của
các phong trào cách mạng.
Hồ Chí Minh qua đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
quân và dân miền Nam đang diễn ra vô cùng ác liệt. Nghe tin Người mất, cán bộ,
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 13, tr. 33.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 16.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 612.
824