Page 827 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 827
chiến sĩ và đồng bào các dân tộc ở miền Nam, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long không chỉ tổ chức lễ tang theo nghi thức quốc tang, mà còn tiến hành
lập bàn thờ tại tư gia, trong lán trại và xây dựng đền thờ (hoặc nhà thờ, phủ
thờ)… để tưởng niệm. Nghĩa cử cao quý này diễn ra rộng khắp, không chỉ công
khai trong vùng giải phóng và các căn cứ cách mạng, mà còn bí mật hoặc bán
công khai trong vùng địch kiểm soát. Có những đền thờ được xây dựng tại
những nơi chiến sự đang diễn ra ác liệt, có những đền thờ được xây dựng lại
nhiều lần ngay trên nền cũ hoặc phải dời qua nhiều địa điểm vì sự càn quét, bắn
phá hủy diệt của quân thù... Bất chấp bom đạn của quân xâm lược, vượt qua mọi
khốn khó, hiểm nguy, bằng tất cả tấm lòng và sự hy sinh của đồng bào các dân
tộc trong vùng, hàng chục đền thờ đã được dựng lên trên vùng sông nước đồng
bằng sông Cửu Long, phần lớn được xây dựng bằng vật liệu nhẹ như tre, gỗ,
tôn,… nhưng mang nặng nghĩa tình, in sâu trong tâm trí mọi người dân và trở
thành huyền thoại.
Trước tiên, có thể kể đến đền thờ ở xóm Máng Chim, giáp sông Cái Xép
(nay là ấp Cái Xép, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Đây là mũi đất
cuối cùng ven bờ biển Đông ở cực Nam của Tổ quốc. Từ thành phố Cà Mau tới
đền thờ phải vượt qua những tuyến đường thủy dài dọc theo sông Gành Hào -
kinh Xáng Bảy Háp - kinh Xáng Cái Ngay - sông Cửa Lớn - sông Ông Trang -
sông Rạch Gốc - sông Cái Xép, hai bên bờ là những cánh rừng rậm bạt ngàn.
Đầu tháng 11/1969, đền thờ được bắt đầu khởi công xây dựng. Công việc
được tiến hành hết sức khẩn trương và bí mật vì đồn địch đóng ở cạnh bờ sông
Ông Trang, cách đó không xa. Đầu tháng 12/1969, đền thờ được hoàn thành. Do
ở gần nơi địch đóng quân và gần cửa biển, nên địch thường xuyên tổ chức các
cuộc càn quét, đốt phá, gom dân, nhiều lần đưa quân phá nhưng nhân dân Đất
Mũi quyết tâm chống trả, bảo vệ đền thờ an toàn. Nhưng vào khoảng 3 giờ sáng
ngày 5/2/1972, một trung đội biệt kích thuộc quân đội Việt Nam Cộng hòa tổ
chức đột nhập đền thờ, bắn chết hai người bảo vệ, rồi lục soát và đốt phá đền, xé
ảnh Bác Hồ.
Giữa năm 1972, nhân dân Viên An lại khởi công xây dựng đền thờ một lần
nữa tại Vàm Roi (thuộc khu vực ngã sáu Cái Mú). Đến năm 1979 đền thờ này
được dời ra ấp Cái Mòi, sau đó được chuyển về vị trí thuộc địa bàn trung tâm
1
của xã Đất Mũi hiện nay .
Thứ hai là, đền thờ ở xóm Ông Bọng, thuộc ấp Ông Trang, xã Viên An,
huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Có thể nói đây là đền thờ được xây dựng sớm
nhất trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ ngày 6/9/1969, trong khi cùng cả nước làm
lễ truy điệu và để tang Chủ tịch Hồ Chí Minh (theo nghi thức quốc tang, 7
__________
1. Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Cà Mau, Hồ sơ tài liệu
về đền thờ Bác Hồ tỉnh Cà Mau, 2003.
825