Page 824 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 824

mệnh, Hồ Chí Minh đã phân tích thấu đáo những nét riêng về mâu thuẫn dân tộc,
                      mâu thuẫn giai cấp ở Việt Nam, đối chiếu với các nước khác, nhất là với một số
                      nước  phương  Tây.  Từ  việc  nhận  định  và  phân  tích  đúng  lực  lượng  của  cách

                      mạng, Người đã tập hợp, đoàn kết và phát huy được cao nhất sức mạnh của khối
                      đại đoàn kết toàn dân cùng đấu tranh nhằm mục tiêu chung là giành độc lập dân
                      tộc và hướng đến xây dựng một xã hội mới tốt đẹp.

                            Tạm kết

                            Tư tưởng yêu nước và khát vọng cứu nước đi theo Hồ Chí Minh, sau này
                      mang thêm những yếu tố mới, đã đi theo Hồ Chí Minh, khởi đầu từ sự kiện lịch
                      sử ở bến Nhà Rồng ngày 5/6/1911, và đã gặp gỡ chủ nghĩa Mác - Lênin. Khi
                      nghiên cứu về Hồ Chí Minh, dù trên khía cạnh tiểu sử hay tư tưởng, câu hỏi: Hồ
                      Chí Minh là một nhà dân tộc chủ nghĩa hay là một người cộng sản vẫn được đặt
                      ra và được trả lời bằng những cách khác nhau, trên những quan điểm khác nhau.
                      Song  các nhà  nghiên  cứu đều  chú ý  rằng:  Hồ Chí  Minh  đã không  sa  đà vào
                      những cuộc tranh luận về ý thức hệ hay triết học tư tưởng mà Người đã dành
                      toàn bộ tâm trí để giải quyết vấn đề cụ thể (cấp bách) là giải phóng dân tộc Việt
                      Nam khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân. Và Hồ Chí Minh đã thành công.

                            Dù có những quan điểm và những cách đánh giá riêng, song các nhà nghiên
                      cứu phương Tây đều tương đối thống nhất một nhận định khi thừa nhận rằng Hồ
                      Chí Minh đã xứng đáng là “con người làm nên lịch sử”, “người kết hợp trong
                      mình hai động lực chính của nước Việt Nam hiện đại: ước mơ độc lập dân tộc và
                      khát vọng tìm kiếm bình đẳng kinh tế - xã hội” - như tác giả W. Duiker trích lời
                                                         1
                      nhà triết học Mỹ Sydney Hook’s . Thậm chí, những điều này đã làm cho tên tuổi
                      và uy tín của Hồ Chí Minh vượt qua biên giới Việt Nam để trở thành một biểu
                      tượng của các dân tộc bị áp bức trên thế giới đấu tranh đòi phẩm giá và tự do./.






















                      __________
                              6. W. Duiker, Ho Chi Minh - A life, Nxb. Hyperion, New York, 2000, tr.390. (Bản
                      dịch của Phòng phiên dịch Bộ Ngoại giao).


                                                               822
   819   820   821   822   823   824   825   826   827   828   829