Page 825 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 825
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI SỐNG MÃI
TRONG LÒNG MIỀN NAM
TS. NGUYỄN THỊ ĐỨC
Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh -
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Tình cảm của Hồ Chí Minh với miền Nam “trên cái nền tình cảm chung
1
yêu nước, thương dân của Bác thật vô cùng sâu nặng, có thể nói là rất đặc biệt” .
Những biểu hiện tình cảm ấy được thể hiện suốt từ những năm Người còn bôn
ba khắp năm châu bốn biển tìm đường cứu nước đến những năm cuối đời.
Sau Hiệp định Genève 1954, sự chia cắt lãnh thổ là một biểu hiện đau đớn
đối với cả dân tộc và đặc biệt đối với Hồ Chí Minh. Tình cảm của Người đối với
2
miền Nam lúc này chính là thể hiện tình cảm, ý chí thống nhất đất nước . Rồi
trong cuộc chiến xâm lược của thực dân, đế quốc, miền Nam lại là vùng đất
Pháp xâm lược đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám, kế đến là đế quốc Mỹ với
cuộc chiến ác liệt và tàn bạo vô cùng đối với đồng bào miền Nam. Miền Nam
luôn đi trước về sau, chịu đựng những gian khổ và hy sinh lớn lao. Vì vậy tình
cảm ấy của Người đối với miền Nam chính là thể hiện tình cảm, ý chí độc lập,
3
tự do . Suốt 20 năm (1954-1974) trong khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội,
thì phần lớn miền Nam bị chế độ thực dân mới cai trị ngày một tệ hại hơn, nhân
dân phải chịu ách áp bức của các thế lực đế quốc xâm lược, tư sản, địa chủ. Tình
cảm của Người đối với miền Nam chính là thể hiện tình cảm, ý chí giành quyền
4
dân chủ, hạnh phúc cho nhân dân, xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh .
Ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh đã đặc
biệt quan tâm đến đồng bào và chiến sĩ trên chiến trường miền Nam nói chung
__________
1. Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh, Miền Nam nhớ mãi ơn Người,
Nxb. Mũi Cà Mau, 1998, tr. 8-10.
2. Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh, Miền Nam nhớ mãi ơn Người,
Sđd, tr. 8-10.
3. Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh, Miền Nam nhớ mãi ơn Người,
Sđd, tr. 8-10.
4. Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh, Miền Nam nhớ mãi ơn Người,
Sđd, tr. 8-10.
823