Page 928 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 928

có  chất  lượng  sống  tốt,  văn  minh,  hiện  đại,  nghĩa  tình,  đồng  thời  người  dân
                      Thành phố được thụ hưởng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể một cách
                      tương xứng; Các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội tiêu biểu tại Thành phố Hồ

                      Chí Minh thể hiện rõ nét bản sắc Thành phố mang tên Bác…
                            Nghiên cứu văn hóa Hồ Chí Minh và việc xây dựng không gian văn hóa Hồ
                      Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh là việc làm mới và vô cùng rộng lớn đòi
                      hỏi nhiều thời gian, công sức, đầu tư nghiên cứu chuyên sâu phối hợp với nhiều
                      ngành, nhiều lĩnh vực… Tác giả tham luận với điều kiện nghiên cứu còn hạn
                      hẹp, xin được tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và một vài suy nghĩ về
                      việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

                            1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

                            Sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, tại một vùng đất địa linh
                      nhân  kiệt,  người  thanh  niên  yêu  nước  Nguyễn  Tất  Thành  sớm  được  kế  thừa
                      truyền thống yêu nước, thương dân sâu sắc của các thế hệ tiền bối và trở thành
                      người hội tụ, thể hiện tiêu biểu nhất truyền thống quý báu đó. Sự nghiệp cách
                      mạng vĩ đại và cao đẹp của Người xuất phát từ tấm lòng vì nước, vì dân, muốn
                      cho người dân ai cũng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, thoát khỏi kiếp sống nô

                      lệ, lầm than, khỏi mọi đau khổ, bất công. Đó chính là hành trang quý giá, là
                      động lực mạnh mẽ thôi thúc Người đi tìm đường cứu nước.
                            Trên hành trình tìm đường cứu nước, người thanh niên yêu nước ấy đã có
                      điều kiện để tìm hiểu, tiếp thu văn hóa phương Tây và văn hóa nhiều nước khác
                      nhau trên thế giới. Ba mươi năm bôn ba, hoạt động ở nước ngoài (1911-1941),
                      Nguyễn Ái Quốc đã tranh thủ mọi thời gian và điều kiện để tiếp nhận những gì
                      cần cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc mình và của các dân tộc cùng cảnh
                      ngộ. Người đã tiếp thu văn hóa phương Tây, trước hết là lý tưởng cách mạng
                      dân chủ, tự do, tiến bộ, văn minh qua các trang sách, những cuộc khảo nghiệm

                      thực tế phong phú, nhờ đó đã làm giàu thêm vốn văn hóa phương Tây trong con
                      người Nguyễn Ái Quốc. Những cuộc tiếp xúc gặp gỡ với các nhà văn, nhà hoạt
                      động chính trị - xã hội tiến bộ thời bấy giờ, việc tham gia sinh hoạt văn học, triết
                      học, chính trị, kinh tế tại các câu lạc bộ, những chuyến tham quan nhà máy, bảo
                      tàng, danh lam thắng cảnh, cũng như những buổi miệt mài đọc sách trong thư
                      viện và nhất là cuộc sống hòa nhập với thợ thuyền lao khổ ở các nước châu Âu...
                      đã đem lại cho Nguyễn Ái Quốc sự hiểu biết, tích lũy, khả năng phân tích khoa
                      học và lý tính những giá trị văn hóa của phương Tây.
                            Trong thời gian này, lần đầu tiên, Người được tiếp xúc những giá trị khác
                      mà cũng chỉ văn hóa phương Tây lúc bấy giờ mới có, như: Chủ nghĩa nhân văn;
                      khát vọng tự do; tinh thần không khoan nhượng chống chế độ nô lệ và sự áp bức
                      bóc lột được chuyển tải sâu đậm trong sách báo lúc bấy giờ. Từ cuối năm 1917,
                      trở lại nước Pháp khi những ngày ác liệt nhất của cuộc chiến tranh thế giới thứ



                                                               926
   923   924   925   926   927   928   929   930   931   932   933