Page 933 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 933
nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân là ăn, mặc, ở, đi lại; Phải sửa đổi làm
cho tốt để người dân được ăn ngon, mặc ấm, ở đủ; Phải sửa đổi để mọi người
được hưởng hạnh phúc… Về xây dựng đời sống mới ở nông thôn, Chủ tịch Hồ
Chí Minh cho rằng: “Về văn hóa, phải làm cho cả làng đều biết chữ, biết đạo
đức và trách nhiệm công dân. Về phong tục phải cấm hẳn say sưa, cờ bạc, hút
xách, bợm bãi, trộm cắp. Phải tìm cách làm cho không có đánh chửi nhau, kiện
cáo nhau. Làm cho làng mình thành một làng “phong thuần, tục mỹ”. Về vệ sinh,
đường sá phải sạch sẽ. Ao tắm giặt, giếng nước uống phải phân biệt và săn sóc
1
cẩn thận. Những ao hồ không cần thì lấp đi, cho đỡ muỗi” .
Muốn xây dựng “đời sống mới” trong nhân dân thì phải xây dựng văn hóa
trong đảng cầm quyền, trong hệ thống chính trị để nêu gương, thuyết phục trong
nhân dân, định hướng chương trình hành động của toàn Đảng, toàn dân về sự
nghiệp xây dựng đất nước. Trong đó, có việc mở rộng ngành nghề đào tạo
nguồn nhân lực, sửa đổi chế độ giáo dục cho phù hợp với hoàn cảnh mới…
Xây dựng văn hóa mới cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong Di
chúc. Người căn dặn: “Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn
2
hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân…” . Người ân cần căn
dặn sau khi kháng chiến thắng lợi, chúng ta ra sức hàn gắn vết thương chiến
tranh, phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước phải quan tâm chăm lo tới mọi đối
tượng trong xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
Yếu tố “văn hóa mới” cũng được thể hiện qua lời dặn dò “Về việc riêng”
của Người trong Di chúc, đó là những lời dặn dò thấm đậm chủ nghĩa nhân đạo
và tinh thần nhân văn cao cả. Người quan tâm sâu sắc những vấn đề về xây dựng
đời sống văn hóa mới như thực hành lối sống tiết kiệm, tránh lãng phí, chú trọng
xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người với thiên nhiên, bảo vệ môi
trường sinh thái…
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát triển văn hóa dân tộc, đội ngũ trí
thức có một vị trí quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò người
trí thức được đào tạo trong xã hội cũ, coi họ là những người “giúp Chính phủ
3
đào tạo thêm trí thức mới” . Người yêu cầu anh chị em trí thức “nên tự động đi
bước trước tìm đến công nông” để xóa đi cái hố ngăn cách giữa trí thức và cần
lao mà chế độ thực dân vẫn “chia để trị”. Xuất phát từ trách nhiệm công dân,
Người đòi hỏi người nghệ sĩ phải xác định rõ nhiệm vụ của mình là “phụng sự
Tổ quốc, phụng sự nhân dân”. Người trí thức mới phải là người chiến sĩ trên mặt
trận văn hóa như Người căn dặn.
Nền văn hóa tiên tiến là văn minh tinh thần ở trình độ cao, là sự kết hợp hài
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 119.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 619.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 379.
931