Page 930 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 930
hướng chỉ đạo ở Hội nghị Trung ương lần thứ Tám (5/1941), Nguyễn Ái Quốc-
Hồ Chí Minh đã thử nghiệm thành lập chính quyền cách mạng, tiến hành cải
cách văn hóa ở những làng bản mới được giải phóng, ở những khu căn cứ cách
mạng ngày càng được mở rộng. Đó là những bước chuẩn bị quan trọng cho việc
xây dựng nền văn hóa mới của nước Việt Nam độc lập sau này.
Khi nước nhà đã giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng
văn hóa, thể dục thể thao, xây dựng “đời sống mới” trong nhân dân. Người
khẳng định: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì
1
cũng cần có sức khỏe mới làm thành công” .
Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ sáng ngày 3/9/1945,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra một loạt vấn đề về văn hóa, vừa có tính cấp
bách phục vụ cho cuộc đấu tranh trước mắt của dân tộc, lại vừa có tính lâu dài
nhằm xây dựng một nền văn hóa mới Việt Nam. Đó là việc phải mở ngay Chiến
dịch chống nạn mù chữ và Chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách
thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính. Đây là bước mở đầu cho cuộc đấu tranh của
toàn dân nhằm khắc phục những hậu quả nặng nề mà thực dân, phong kiến để lại
trong lĩnh vực văn hóa. Người nói: “Nạn dốt - Là một trong những phương pháp
độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng
bào chúng ta mù chữ. Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng
nước ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề
nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”, “phải làm cho dân tộc chúng ta
trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng
2
với nước Việt Nam độc lập” .
Những luận điểm của Hồ Chí Minh về nâng cao thể lực, dân trí luôn luôn
nhắc nhở mọi người không ngừng vươn lên những tầm cao mới của trí tuệ, của
văn hóa, văn minh. Ngày 30/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14-
SL thành lập Nha Thể dục Trung ương (thuộc Bộ Thanh niên). Vài ngày sau,
Trường Thể dục được thành lập tại Hà Nội - đánh dấu mốc khai sinh ngành Thể
dục, Thể thao cách mạng Việt Nam. Để tăng cường và mở rộng các hoạt động
thể dục, thể thao và trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp Sắc lệnh số 38-SL ngày 27/3/1946 thành lập Nha
Thanh niên và Thể dục (thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục). Cùng ngày trên báo Cứu
quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Sức khỏe và thể dục đây là lời kêu gọi đầu
tiên toàn dân tập thể dục của Người dưới chế độ mới, Người nhấn mạnh: “Mỗi
một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức
là cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 4, tr. 241.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 7.
928