Page 931 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 931
của mỗi một người yêu nước… Đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi,
1
ngày nào tôi cũng tập” .
Trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tổ chức đời sống mới trong nhân dân, coi đó
là vấn đề không thể thiếu trên mặt trận văn hóa. Người viết tác phẩm Ðời sống
mới dưới bút danh Tân Sinh, vào tháng 3/1947, với mục đích làm thế nào cho
đời sống của dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nếu mọi người đều cố gắng làm đúng đời sống
2
mới, thì dân tộc nhất định sẽ phú cường” .
Xây dựng đời sống mới là một chủ trương rất độc đáo của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm Ðời sống mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cái
nhìn biện chứng, sâu sắc về việc xây dựng đời sống mới; nó không phủ nhận,
bác bỏ hoàn toàn cái cũ và cũng không nhất thiết cái gì cũng làm mới. Cái mới
không tự nhiên xuất hiện mà phải được kế thừa từ cái nền truyền thống. Tiếp thu
những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta về đạo làm người để xây dựng đời
sống mới. Theo Người, cái gì xấu thì nhất quyết phải bỏ, có những cái cũ tuy
không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý; còn cái gì cũ mà tốt thì
phải phát triển thêm. Người cũng chỉ ra sự khó khăn, phức tạp khi xây dựng cái
mới, khi phải đấu tranh với sức ỳ của cái xấu. Người cho rằng “thói quen rất khó
đổi. Cái tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu. Cái xấu mà quen người ta cho là
3
thường” . Khi những thói xấu đã trở thành nếp thì việc xóa bỏ nó không dễ dàng,
ngay một lúc có thể làm được, mà phải kiên trì, thường xuyên xây dựng để tạo
ra nếp sống mới.
Nội dung xây dựng đời sống mới mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập thật
phong phú nhưng không xa lạ, mà bắt đầu từ muôn mặt của đời sống hằng ngày,
có liên quan mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm con người và phẩm chất của họ là sản
phẩm của xã hội, có tính lịch sử nhất định, nhưng yêu cầu của cách mạng cấp
bách phải có những con người tiêu biểu, tiên tiến để đảm đương sứ mệnh do lịch
sử giao phó. Chính vì vậy, từ cuối năm 1947, Người đã viết tác phẩm Sửa đổi lối
làm việc, dưới bút danh X.Y.Z. để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Những
vấn đề Người đặt ra trong tác phẩm thật toàn diện, sâu sắc, có tầm tư tưởng lớn
lao. Ðó cũng là tiêu chuẩn để nhìn nhận, đánh giá các giá trị đạo đức. Người
quan niệm đạo đức cách mạng không phải là đạo đức thủ cựu mà là đạo đức mới,
có sức sáng tạo, không phải là đạo đức tự thân mà là đạo đức thực hành. Vì vậy,
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 241.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 117.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 125.
929