Page 932 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 932
khi đề cập giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên về đạo đức, Người luôn nhắc
nhở đến hiệu quả xã hội của hoạt động.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn mong muốn cho nền văn hóa mới của nước nhà
sẽ lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở. Theo Người, văn hóa có
chức năng bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho Nhân dân. Văn
hóa khi bồi dưỡng tư tưởng đúng, tình cảm đẹp phải đặc biệt quan tâm đến
những tư tưởng và tình cảm lớn có ý nghĩa chi phối đời sống tinh thần của mỗi
người và cả dân tộc.
Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, ngày 24/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh
nêu rõ: “Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do.
Đồng thời văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên
mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích mình. Với xã hội, văn hóa phải làm thế
nào cho mỗi người dân Việt Nam từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà, ai cũng
hiểu cái nhiệm vụ của mình và biết hưởng cái hạnh phúc của mình nên được
hưởng. Số phận dân ta là ở trong tay dân ta. Văn hóa phải soi đường cho quốc
1
dân đi” . Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rõ ý nghĩa, vị trí, vai trò của văn hóa đối
với sự phát triển xã hội. Người viết: Văn hóa phải đi vào tâm lý của quốc dân,
truyền bá thuần phong mỹ tục, lối sống văn minh và lành mạnh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra vai trò đặc biệt của văn hóa trong đời sống
tinh thần của xã hội, văn hóa có vai trò định hướng tư tưởng, văn hóa gắn liền
với xây dựng con người mới và là động lực phát triển của xã hội. “Văn hóa có
liên lạc với chính trị rất là mật thiết. Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong
tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng,
2
phù hoa, xa xỉ” .
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định “Quần chúng là những người sáng tạo,
công nông là những người sáng tạo… Quần chúng còn là người sáng tác nữa...
Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý. Muốn làm như thế thì cố nhiên là
phải có chính trị, có kỹ thuật, thì mới mài cho viên ngọc ấy thành tốt, khéo và
3
đẹp” . Muốn làm được điều đó phải xây dựng đời sống mới.
Quan điểm văn hóa gắn với kinh tế, thúc đẩy kinh tế được Chủ tịch
Hồ Chí Minh nói rõ hơn trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm
1951: “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng
4
ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị” .
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc xây dựng đời sống mới phải bắt đầu từ
__________
1. Lại Nguyên Ân, Một văn kiện văn hóa quan trọng chưa tìm thấy toàn văn, theo website
www.thethaovanhoa.vn, ngày 19/5/2009.
2. Lại Nguyên Ân, Một văn kiện văn hóa quan trọng chưa tìm thấy toàn văn, Sđd.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 559.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 246.
930