Page 934 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 934

hòa những giá trị truyền thống của dân tộc với những tinh hoa của thế giới hiện

                      đại mà đặc trưng của nó là yêu nước và tiến bộ.
                            Tính chất tiên tiến của văn hóa Việt Nam không tách rời bản sắc dân tộc.
                      Bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, định hình tính độc đáo của văn hóa mỗi dân tộc.
                      Hồ Chí Minh luôn quan tâm việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc -
                      những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp qua lịch sử hàng nghìn
                      năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh với nền văn hóa
                      Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc sẽ không ngừng phát triển, vừa đáp
                      ứng những đòi hỏi bức xúc của cuộc sống, vừa định hướng chiến lược cho sự

                      nghiệp tăng cường nền tảng tinh thần của xã hội trên con đường phát triển, xứng
                      đáng với tầm vóc thời đại và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
                            Năm 1990, Đại hội đồng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
                      Liên Hợp Quốc (UNESCO) khóa họp lần thứ 24 tại Paris đã thông qua Nghị
                      quyết  24C/18.65 về kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ  Chí  Minh
                      “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Đây là sự

                      kiện quan trọng, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam và cả nhân loại.
                            Cuộc đời hoạt động và sự nghiệp của Người là tấm gương cao đẹp, trong
                      sáng về quan niệm nhân sinh, tỏa sáng chủ nghĩa nhân văn mới, kết tinh những
                      tư tưởng, tình cảm, những ước mơ lớn của nhân loại. Lời khẳng định của thế
                      giới ngày nay đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người là hiện thân của những
                      khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của
                                                                                                          1
                      mình  và  mong  muốn  tăng  cường  sự  hiểu  biết  lẫn  nhau  giữa  các  dân  tộc” .
                      Những tư tưởng văn hóa của Người đến với mỗi người, mỗi dân tộc như một lẽ
                      tự nhiên, có sức cổ vũ sâu sắc mỗi con người, mỗi dân tộc. Điểm đặc biệt ở nhà
                      văn  hóa  Hồ  Chí  Minh  chính  là  “Người  làm  cách  mạng  và  làm  cách  mạng
                      không chỉ giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột mà cái cao quý nhất là để
                      giải phóng con người thoát khỏi nền văn hóa nô dịch và xây dựng nền văn hóa
                                        2
                      mới của dân tộc” .
                            Cách đây gần một thế kỷ, khi được diện kiến và trò truyện với Chủ tịch Hồ
                      Chí  Minh,  nhà  báo  Xô  viết  trẻ  tuổi  Osip  Mandelstam  đã  sớm  nhận  thấy  “từ
                      Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có
                                                            3
                      lẽ là một nền văn hóa tương lai…” . “Nền văn hóa tương lai” tỏa ra từ Nguyễn
                      Ái Quốc-Hồ Chí Minh kết tinh từ những giá trị truyền thống quý báu của văn
                      __________
                            1. Trích nghị quyết số 24/C18.65 về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
                      được thông qua tại khóa họp lần thứ 24 của Đại hội đồng UNESCO, họp tại Paris từ ngày 20/10 đến
                      ngày 20/11/1987.
                            2. UNESCO và Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Chủ tịch Hồ Chí
                      Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995, tr. 209.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 462.


                                                               932
   929   930   931   932   933   934   935   936   937   938   939