Page 952 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 952
PHƯƠNG PHÁP TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH
VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
ThS. ĐÀO ĐÌNH TUẤN
Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
Trong quá trình sinh tồn và phát triển, con người luôn tìm kiếm và sử dụng
phương pháp một cách tự phát hoặc tự giác để đạt được mục đích của mình.
Phương pháp đúng thì hoạt động của con người càng đạt hiệu quả cao, nhanh
chóng và đầy đủ, ngược lại nếu phương pháp sai thì con người sẽ không tránh
khỏi thất bại. Vì vậy, con người cần đến phương pháp và phương pháp có mặt
trong mọi mặt của đời sống, trong mọi lĩnh vực xã hội. Sự thành công của Hồ
Chí Minh trong việc tìm thấy con đường cứu nước được lý giải trên nhiều
phương diện, khía cạnh khác nhau, nhưng có một khía cạnh rất quan trọng, đó là
phương pháp. Nhờ có phương pháp phù hợp, dù Hồ Chí Minh không phải là
người đầu tiên ra đi tìm đường cứu nước nhưng lại là người đầu tiên tìm thấy
con đường cứu nước đúng đắn, đã đến được với chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm ra
con đường giải phóng cho dân tộc và nhân dân mình. Điều đó không chỉ dẫn tới
những biến đổi lớn lao sau này của cả một dân tộc mà còn tác động đến những
biến đổi của thời đại. Đồng thời, nó cũng để lại nhiều ý nghĩa sâu sắc đối với sự
phát triển của Việt Nam hiện nay.
1. Phương pháp tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh
Tổng kết thực tiễn đất nước để xác định hướng đi phù hợp
Trước khi Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cứu nước, làm thế nào để đánh
đuổi thực dân Pháp, là câu hỏi đặt ra cho biết bao thế hệ người Việt Nam từ khi
chúng đến xâm lược nước ta. Để trả lời cho câu hỏi đó, có nhiều phương pháp
đã được đưa ra, nhưng dù diễn ra sôi nổi, rộng khắp, với nhiều quy mô, hình
thức nhưng ruốt cuộc các phong trào, các cuộc đấu tranh yêu nước đều thất bại
và bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Nhiều người hi vọng tìm thấy ánh sáng
từ cuộc Cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc (1911), hay sự hùng cường của
Nhật Bản sau Minh Trị Duy tân - một nước được xem là “đồng văn đồng chủng”,
cũng có người muốn dựa vào phương Tây để tìm nguồn “khai sáng” cho dân tộc,
950