Page 953 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 953
làm cho nước mình được chấn hưng mà trở nên hùng cường. Tuy nhiên, tâm
huyết họ bỏ ra thì nhiều nhưng chẳng thành công.
Là một người mà tình yêu nước nảy nở từ rất sớm, lại được thường xuyên
tiếp xúc với nhiều người tiến bộ, yêu nước nổi tiếng lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh
đã suy ngẫm về vận mệnh của dân tộc, suy ngẫm về cách làm của cha ông.
Trong tư duy của con người trẻ tuổi đó đã xuất hiện những dấu hiệu của một sự
thay đổi, khi lần đầu tiên được nghe ba chữ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”, và
muốn làm quen với văn minh phương Tây, nhất là văn minh Pháp, để xem xét
những gì ẩn ở phía sau những chữ ấy. Một kẻ đang thống trị nhân dân mình, chà
đạp, áp bức đồng bào mình lại suốt ngày rêu rao những khẩu hiệu tốt đẹp. Và
điều đó càng được nhen nhóm thêm khi Người nhận thấy: “Nhân dân Việt Nam
trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người
giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩa là Anh, có người
lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ
1
làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi” . Thực tế phơi bày trước mắt Hồ
Chí Minh một sự thật đau thương, biết bao nhiêu người đã phải hi sinh xương
máu mà dân tộc vẫn chưa được độc lập, nhân dân vẫn cực khổ lầm than dưới gót
giày của bọn thực dân. Bởi vậy, chắc chắn phải đi tìm một con đường khác, vì
tất cả các phương pháp đã làm, đang làm đều không thành công: “Cụ Phan Chu
Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương… điều đó là sai lầm chẳng
khác gì đến xin giặc rủ lòng thương. Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ
để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo
cửa sau”. Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn vì trực tiếp đấu tranh chống
2
Pháp. Nhưng …Cụ còn nặng cốt cách phong kiến” . Như vậy, nhờ việc nhìn
nhận, đánh giá thực tiễn, Nguyễn Tất Thành “đã chớm nở tinh thần độc lập suy
3
nghĩ, không theo lối mòn” , biết tìm thấy sự khác biệt khi thực tiễn cần sự khác
biệt. Người đã chọn hướng đi khác để tìm lời giải đáp cho câu hỏi lớn về vận
mệnh của dân tộc và nhân dân.
Tìm hiểu kẻ thù để đánh đổ kẻ thù
Khác với nhiều nhà yêu nước lúc bấy giờ, xem Nhật Bản là một tấm gương
để học tập, mong muốn nhờ Nhật đánh đuổi Pháp để làm cho dân tộc mình được
trở nên độc lập. Ngay từ khi được tiếp xúc với văn minh Pháp, Hồ Chí Minh đã
muốn tìm hiểu về nó. Tìm hiểu về nó tức là tìm hiểu về kẻ đang trực tiếp thống
__________
1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 30.
2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2015, tr. 14-15.
3. Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng
Tám, tập III: Thành công của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1997, tr. 21
951