Page 970 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 970

1938), khi phê phán Nguyễn Ái Quốc là người dân tộc chủ nghĩa, cải lương thỏa
                      hiệp… Một số người trong Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam có
                      những nhìn nhận sai lầm về Hồ Chí Minh do chịu ảnh hưởng quan điểm giáo

                      điều tả khuynh xuất hiện trong Đại hội VI của Quốc tế Cộng sản. Do không nắm
                      vững tình hình các dân tộc thuộc địa và ở Đông Dương, nên tư tưởng mới mẻ,
                      đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên chẳng
                      những không được hiểu và chấp nhận mà còn bị họ phê phán, bị coi là “hữu
                      khuynh”, “dân tộc chủ nghĩa”. Hội nghị Trung ương Đảng họp tháng 10/1930 ra
                      nghị quyết cho rằng: Hội nghị hiệp nhất Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì có
                      nhiều sai lầm, “chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp tranh đấu,
                                                    1
                      ấy là một sự rất nguy hiểm” ; việc phân chia thành trung, tiểu, đại địa chủ trong
                      sách lược của Đảng là không đúng. Hội nghị ra án nghị quyết: “Thủ tiêu chánh
                      cương, sách lược và điều lệ Đảng”; bỏ tên Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn
                      Ái Quốc và những người tham gia Hội nghị thành lập Đảng xác định, lấy tên là

                      Đảng Cộng sản Đông Dương, hoạt động theo như chỉ thị của Quốc tế Cộng sản,
                      v.v… Trong quãng thời gian từ năm 1934 đến năm 1938, Hồ Chí Minh vẫn còn
                      bị  hiểu  lầm  về  một  số  hoạt  động  thực  tế  và  quan  điểm  cách  mạng.  Ngày
                      6/6/1938, Hồ Chí Minh gửi thư cho một lãnh đạo Quốc tế Cộng sản, đề nghị cho
                      phép trở về nước hoạt động, trong đó, có đoạn viết: “Xin đồng chí giúp đỡ tôi
                      thay đổi tình cảnh đau buồn này... Đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng
                                                                                                          2
                      không hoạt động  và giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng” .
                      Trong hành trình dài vượt qua muôn vàn khó khăn vất vả tìm kiếm, kiến tạo con

                      đường cứu nước, giải phóng dân tộc, đã để lại một “mốc son chói lọi” trong
                      hành trình cách mạng của Người. Mốc son đó là sự hội tụ của việc tìm kiếm con
                      đường, tìm thấy con đường, kiến tạo con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
                      Chủ nghĩa Mác-Lênin đã vạch ra phương hướng, con đường cách mạng chung
                      cho thế giới; Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy phương hướng, con đường cách mạng
                      chung đó, đồng thời, kiến tạo con đường cứu nước, giải phóng dân tộc phù hợp
                      “đặc thù” riêng cho cách mạng Việt Nam.
                            Việc Nguyễn Ái Quốc tìm đường, tìm thấy và kiến tạo con đường cứu nước,
                      giải phóng dân tộc là một bước ngoặt trọng đại của cách mạng Việt Nam, chấm
                      dứt thời kỳ khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc, mở
                      ra một phương hướng mới, có ý nghĩa nền tảng, quyết định cho mọi thắng lợi của

                      cách mạng Việt Nam. Nói về sự khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước, giải
                      phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong bài thơ Theo chân Bác, nhà
                      thơ Tố Hữu, viết: “Bao nẻo người đi, bước trước sau/ Một câu hỏi lớn: Hướng về

                      __________
                            1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.
                      2, tr. 110-111.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 117.


                                                               968
   965   966   967   968   969   970   971   972   973   974   975