Page 969 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 969
3. Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh - một “mốc son chói lọi”
trong hành trình cách mạng của Người; một bước ngoặt trọng đại, có ý
nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh có nhiều thời kỳ, nhiều sự kiện
quan trọng, tạo dựng con đường cứu nước của Người là một “mốc son chói lọi”
trong hành trình cách mạng. Để có được con đường đó, Người phải hy sinh rất
nhiều gian khổ: Xa gia đình, tình thân, quê hương, dân tộc; chịu nhiều khó khăn,
gian khổ giữa trùng khơi, lăn lộn trong thực tiễn, phong trào cách mạng của
quần chúng khắp nơi trên thế giới. Khi ra đi, Người để lại tình thương sâu nặng
với gia đình, để lại bên bờ sông Lam một người anh, một người chị gắn bó với
biết bao kỷ niệm tuổi thơ của Người; và bên bờ Hương Giang một người mẹ
thân yêu nhất; bên bờ Cửu Long một người cha già kính yêu nhất mà Người vẫn
dõi tìm qua muôn trùng sóng gió đại dương; với Tổ quốc, đồng bào đúng như
nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ/ Sóng vỗ dưới
con tàu đâu phải sóng quê hương/ Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở/ Xa nước
rồi càng hiểu nước đau thương…/ Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước,/ Cây
cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà,/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng
1
vì Tổ quốc,/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa” ; để dấn thân vào một
hành trình ba mươi năm không nghỉ “Lênh đênh bốn biển một con tàu. Cuộc đời
sóng gió trong than bụi. Tay đốt lò, lau chảo thái rau”. Người bôn ba khắp nơi
chân trời, góc biển để khảo sát các cuộc cách mạng điển hình thế giới. Người đi
qua bốn châu lục, ba đại dương, gần 30 quốc gia, làm nhiều nghề để tự kiếm
sống, tự học tập trau dồi kiến thức, lăn lộn trong phong trào cách mạng. Người
tham gia hoạt động sôi nổi trên các diễn đàn Báo chí, Đại hội, các Hiệp hội
mang tầm cỡ quốc tế. Người bị vào tù trong nhà tù của thực dân Anh tại Hồng
Kông (6/1931 - 9/1932) và trong nhà tù Tưởng Giới Thạch (8/1942 - 9/1943).
Khi không ở tù, Người lại luôn chịu sự bủa vây dày đặc của mạng lưới mật thám
Pháp. Mật thám Pháp xác định: Người là phần tử “nguy hiểm”, có thể sẽ là
người cầm cây thập tự chinh cắm trên nấm mồ của chủ nghĩa thực dân Pháp;
Thoát khỏi vũng kiềm tỏa của mật thám Pháp, con người quả quyết Nguyễn Ái
Quốc có thể tạo ra những phép màu kinh ngạc. Vì vậy, theo mật thám Pháp, một
Nguyễn Ái Quốc, bị vạch mặt và bị giám sát bởi cảnh sát thủ đô quả là điều tốt
nhất có thể mong đợi. Người phải đấu tranh không chỉ với biết bao kẻ thù hữu
hình (thực dân Pháp; thực dân Anh; bọn Tàu Tưởng; bọn mật thám và chỉ
điểm…), mà còn phải đối mặt với những hiềm khích, hoài nghi từ chính những
đồng chí của mình. Đó là những hạn chế, sai lầm trong nhận thức của Trung
ương Đảng và của Quốc tế Cộng sản trong gần một thập kỷ kéo dài (1930 -
__________
1. Nguyễn Xuân Lạc, Thơ dâng Bác, Sđd, tr. 160 -161.
967