Page 966 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 966
1
hiện đại trong cuộc đấu tranh vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa” . Đánh giá về ý
nghĩa của sự kiện Hồ Chí Minh tìm đường, tìm thấy, kiến tạo con đường đúng
đắn cho cách mạng Việt Nam, GS. TSKH. Vladimir Nikolaevich Kolotov, Viện
trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp quốc gia Saint-Petersburg
(Liên bang Nga), trả lời Báo Quân đội nhân dân Điện tử, cho rằng: “Tôi cho
rằng, đây là một trong những thời điểm mang tính bước ngoặt quan trọng nhất
trong lịch sử lâu đời của Việt Nam… Chính người thanh niên trẻ Nguyễn Tất
Thành đã làm được điều đó, đã vượt ra ngoài khuôn khổ của chế độ, tìm ra
phương pháp chính trị và khoa học hiện đại để cải biến chế độ, rồi trở về nước
2
sau 30 năm hoạt động để lãnh đạo cách mạng giành độc lập cho Tổ quốc” .
2. Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh là “con đường khác về chất”
so với các con đường, các phong trào cứu nước của các nhà cách mạng Việt
Nam tiền bối; kết tinh, hội tụ, thăng hoa, tỏa sáng tài năng, trí tuệ, nhân
cách của Người
Khác với nhiều nhà cách mạng Việt Nam tiền bối, Nguyễn Ái Quốc không
đi sang phương Đông mà đi sang Tây; không đi tìm lực lượng mà là tìm con
đường, cách thức, phương pháp; không chỉ tìm đường cứu nước, mà còn tìm
đường cứu dân. Trước bối cảnh của dân tộc, đất nước, nhiều nhà cách mạng Việt
Nam tiền bối đã không đi sang phương Tây, mà đi sang các nước phương Đông
như Trung Quốc, Nhật Bản… để tìm đường cứu nước. Với tư duy mới, tầm nhìn
mới, nhãn quan mới, Nguyễn Ái Quốc không mở đầu hành trình cứu nước của
mình ở các nước phương Đông mà là ở các nước phương Tây. Cụ Phan Bội
Châu muốn dựa vào lực lượng là Nhật - “Anh bạn cả da vàng” để giúp nước ta
giải phóng khỏi thực dân Pháp; cụ Phan Châu Trinh muốn dựa vào lực lượng
Pháp để có chính sách cải cách có lợi cho dân tộc; mục đích cốt lõi của Nguyễn
Ái Quốc ra nước ngoài không phải là súng đạn, của cải, lực lượng “ứng cứu”
cho dân tộc, mà là “xem nước ngoài họ làm thế nào?”, tức là học cách thức,
phương pháp, con đường, hay nói cách khác là lý luận cách mạng và phương
pháp cách mạng để về cứu nước, cứu dân. Người từng nói: “Tôi muốn đi ra
ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào,
3
tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” .Vào năm 1923, khi gặp nhà thơ Nga nổi
tiếng Osip Mandelstam, Người cho biết: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên
__________
1. Mạch Quang Thắng (chủ biên), Hồ Chí Minh - Nhà cách mạng sáng tạo, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2009, tr. 58.
2. Quốc Khánh, Chuyên gia Nga phân tích về hành trình cứu nước của Bác Hồ, theo website
www.qdnd.vn ngày 1/6/20121.
3. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Văn học, Hà Nội,
1970, tr. 11.
964