Page 967 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 967
tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người
da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất
muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau
1
những chữ ấy” . Trả lời một nhà văn người Mỹ, Người nói: “Nhân dân Việt
Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là
người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có
người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét
2
họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi” . Khác với nhiều nhà cách
mạng Việt Nam tiền bối, họ đặt trung tâm, chủ đạo của mục đích suy tư của họ
là “cứu nước”, thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, Nguyễn Ái
Quốc-Hồ Chí Minh ngay từ khi ra đi tìm đường cứu nước đã xác định “cứu nước”
gắn liền với “cứu dân”; độc lập cho dân tộc, phải gắn với tự do, hạnh phúc cho
nhân dân; giải quyết vấn đề cấp thiết, trước mắt, gắn liền với phát triển, lâu dài,
bền vững dân tộc; đảm bảo giải phóng gắn liền với phát triển đất nước. “Cách
mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh
không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công
nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông
Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức.
3
Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy” . “Trong thế giới bây giờ chỉ có
cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng
được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng
giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga
đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân
bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư
4
bản trong thế giới” . Trả lời các nhà báo nước ngoài sau khi Quốc hội giao
quyền Chủ tịch nước, Người khẳng định: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn
5
toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” . Người
nhiều lần nhắc nhở: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do,
6
thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” .
Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người khẳng định: “Bây giờ học thuyết
nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 461.
2. Báo Nhân dân, số 4062, ra ngày 18/5/1965.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 296.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 304.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 187.
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 64.
965