Page 965 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 965

1
                      Ruộng đồng đã “có nước” trước khi “nước sông” đẩy lên” . Qua nghiên  cứu
                      Luận cương, Người đã hoàn toàn tin theo Lênin, chủ nghĩa Mác-Lênin và Quốc
                      tế thứ ba; vận dụng sáng tạo Luận cương của Lênin cho phù hợp với điều kiện

                      lịch sử mới, khẳng định con đường duy nhất đúng của cách mạng Việt Nam là đi
                      theo con đường cách mạng vô sản. Dựa vào Luận cương của Lênin, điều kiện cụ
                      thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản
                      thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự
                                                                                      2
                      nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới” ; “Chỉ có chủ nghĩa
                      xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những
                                                                     3
                      người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” . Vì vậy, sau khi giành độc lập theo
                      con đường cách mạng vô sản thì tất yếu nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội. Chủ
                      nghĩa  xã  hội  là bước phát  triển tất  yếu, hợp logic  của cách mạng  Việt  Nam.
                      Người nói: “Không có lực lượng gì ngăn trở được mặt trời mọc. Không có lực
                      lượng gì ngăn trở được lịch sử loài người tiến lên. Cũng không có lực lượng gì
                                                                      4
                      ngăn trở được  chủ nghĩa xã hội phát triển” ;  “Con đường tiến tới xã hội chủ
                      nghĩa của các dân tộc là con đường chung của thời đại, của lịch sử, không ai
                                     5
                      ngăn cản nổi” . Sau sự kiện tiếp cận với chủ nghĩa Mác-Lênin, qua Luận cương
                      của Lênin, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia
                      sáng lập Đảng Cộng sản Pháp; trở thành một trong những người sáng lập Đảng
                      Cộng sản Pháp và là người Cộng sản Việt Nam đầu tiên.
                            Như vậy, tổng kết thực tiễn kinh nghiệm cách mạng của các nhà cách mạng
                      Việt Nam tiền bối, khảo sát thực tiễn sinh động phong trào cách mạng thế giới,

                      thế giới quan và phương pháp luận khoa học, tính khoa học và biện chứng, cách
                      mạng, sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin khơi nguồn cho sáng tạo của Hồ Chí
                      Minh trong vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm ra con đường cứu
                      nước, giải phóng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. GS. Mạch Quang Thắng đã
                      khẳng định: “Tư tưởng lý luận Hồ Chí Minh thuộc lý luận của chủ nghĩa Mác-
                      Lênin. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
                      các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, Hồ Chí Minh đã phân tích những
                      đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội Việt Nam, xác định đường lối, mục tiêu,
                      phương pháp và những vấn đề chiến lược, sách lược cách mạng từ giải phóng
                      dân tộc lên chủ nghĩa xã hội. Hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh đã “Việt
                      Nam hóa” nhưng rất trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời đã phát

                      triển sáng tạo, bổ sung, làm phong phú chủ nghĩa Mác-Lênin ở thời kỳ lịch sử

                      __________
                            1. Trần Văn Giàu, Hệ tư tưởng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t. 3, tr. 44.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 441.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 563.
                            4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 158.
                            5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 19.


                                                               963
   960   961   962   963   964   965   966   967   968   969   970