Page 22 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 22

ngập mặn), cùng với các hệ sinh thái có các giá trị                    môi trường toàn cầu đang có nguy cơ vượt ra khỏi
           dịch vụ quan trọng trong đại dương, như: rạn san                       năng lực tải của hành tinh Trái đất. Nền kinh tế

           hô có khả năng thu giữ và cố định được một lượng                       thế giới đang phải trả giá cho những chi phí “khổng
           lớn CO thừa của bầu khí quyển gây hiệu ứng nhà                         lồ” do sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan
                  2
           kính. Đặc biệt, thực vật phù du biển có thể tác động                   liên quan tới biến đổi khí hậu, biến đổi đại dương,
           đáng kể đến chu trình cácbon toàn cầu, nhất là so                      biến  động  thực  phẩm  toàn  cầu  và  sự  mất  mát
           với lượng con người bổ sung vào . Như vậy, trong                       nhanh chóng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển và
                                            1
           bối cảnh cả thế giới đang nỗ lực ứng phó với những                     đại dương. Bởi thế, chúng ta cần đổi mới tư duy và
           tác động khôn lường của biến đổi khí hậu thì biển                      một tầm nhìn khác về mối quan hệ giữa chính con
           và đại dương lại phát huy được vai trò quan trọng                      người với tự nhiên để bảo vệ được đại dương thế
           trong việc giảm thiểu những tác động tiêu cực. Bên                     giới, để đại dương có thể mở ra một thời kỳ thịnh
           cạnh đó, trong các hợp phần của vốn tự nhiên biển,                     vượng mới cho nhân loại.
           các hệ sinh thái biển, ven biển và đảo nhỏ đóng vai                        Quá nhiều rừng ngập mặn ven biển toàn cầu
           trò cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống và sự phát                     bị  tàn  phá,  quá  nhiều  cá  bị  bắt  khỏi  đại  dương,
           triển lâu dài của con người, cũng như trong việc hỗ                    quá nhiều loài sinh vật biển quý hiếm có nguy cơ
           trợ đời sống Trái đất. Bởi vì, đại dương và biển là                    tuyệt chủng. Đại dương đang bị con người và thiên
           môi trường sống của các loài sinh vật (tuyệt đại đa                    nhiên “tấn công” từ mọi hướng: từ đất liền, từ lòng

           số là sinh vật thủy sinh), là hệ thống “động” có khả                   đất dưới đáy đại dương, từ khí quyển ép xuống và ở
           năng điều chỉnh linh hoạt các tác động của biến đổi                    trong chính đại dương. Nước biển dâng, tăng xâm
           môi trường toàn cầu, nhất là biến đổi khí hậu.                         nhập mặn và xói lở bờ biển, axít hóa đại dương, ô
               Tuy nhiên, trên thực tế, niềm hy vọng về một                       nhiễm biển do hóa chất và rác thải nhựa,... dường
           đại dương khỏe mạnh làm chỗ dựa cho cuộc sống                          như đã đạt tới “ngưỡng nguy hiểm” cho tương lai
           loài người trên Trái đất đã không xảy ra, ngược lại,                   của đại dương. So với thời điểm đầu tiên của lịch
           chúng ta đang phải sống trong “một thế giới lớn                        sử loài người, chúng ta đã đẩy hành tinh Trái đất,
           trên một hành tinh nhỏ” - một nền kinh tế “bão                         bao gồm đại dương thế giới đi quá xa. Điều không
           hòa” (kinh tế “nâu”) với các áp lực từ các vấn đề                      mong đợi đó diễn ra quá nhanh và loài người đã lấn
                                                                                  át khả năng Trái đất, bao gồm đại dương, hỗ trợ
               1. Dẫn theo Nguyễn Chu Hồi: Cơ sở tài nguyên và môi                thế giới phát triển theo cách bền vững hơn. Chúng
           trường biển (Giáo trình), Sđd.                                         ta  đã  đi  từ  một  thế  giới  nhỏ  trong  một  Trái  đất


           20                                                                                                                     21
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27