Page 211 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 211
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Võ Nguyên Giáp, gắn ông với và sự nghiệp cách mạng Việt Nam và sau đó
cuộc gặp lịch sử giữa hai vĩ nhân đã diễn ra vào năm 1940.
Từ rất sớm lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra tư chất, trí tuệ, tài năng
cũng như nhân cách của Võ Nguyên Giáp rất phù hợp với một đạo quân mà
Người muốn xây dựng để giành và giữ chính quyền cách mạng. Đấy là một
quân đội phải biết dựa vào dân để có sức mạnh, phải chiến thắng quân thù
không chỉ bằng vũ khí và tài quân sự thao lược mà phải bằng cả trí tuệ và văn
hóa. Người đứng đầu quân đội ấy phải văn võ song toàn, kiến thức uyên bác
và giàu lòng nhân ái. Năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã chính thức được trao
trách nhiệm thành lập lực lượng vũ trang cách mạng mang tên Đội Việt Nam
Tuyên truyền giải phóng quân. Từ đó trên cương vị người đứng đầu quân đội,
Võ Nguyên Giáp đã trở thành vị tướng bách chiến bách thắng. Cùng với thiên
tài quân sự, không khó để nhận ra ông là vị tướng của trí tuệ và lòng nhân ái,
được kết tinh từ những truyền thống cao đẹp của dân tộc, quê hương và dòng họ.
Là tướng “Võ” nhưng lại lấy bí danh là “Văn” đã thể hiện rõ cốt cách của
một trí thức đầy tính nhân văn. Đại tướng là người đầu tiên chỉ đạo các nhà
sử học cần phải có tiếp cận văn hóa khi nghiên cứu lịch sử chống ngoại xâm
của Việt Nam, thay vì chỉ nhìn từ góc độ quân sự. Năm 1998, tôi có may
mắn được giúp GS. Phan Huy Lê tổ chức Hội thảo quốc tế về Việt Nam học
lần thứ nhất. Rất vinh dự cho Hội thảo được Đại tướng nhận lời tham gia và
đọc tham luận trong phiên toàn thể. Cũng nhờ đó mà tôi lại có cơ hội tới 30
Hoàng Diệu để nghe ý kiến chỉ đạo của Đại tướng. Trong một lần như thế,
tôi đã học được một tư tưởng lớn của ông: “Nghệ thuật quân sự Việt Nam là
lĩnh vực thuộc phạm trù văn hóa”. Thoạt nghe tôi chưa thật hiểu, nhưng Đại
tướng đã ôn tồn giải thích: Văn hóa là tất cả sáng tạo của con người vì mục
đích tồn tại và phát triển của cộng đồng. Trong lịch sử Việt Nam, dựng nước
luôn đi đôi với giữ nước, liên tục từ đời này sang đời khác chúng ta phải
đứng lên cầm vũ khí, đem hết tài năng và trí tuệ ra để bảo vệ độc lập dân
tộc. Tất cả những sáng tạo trong lĩnh vực quân sự là vì sự tồn vong của dân
tộc, của đất nước, nếu không phải là văn hóa thì là cái gì? . Tôi đã kể điều
1
này với nhiều người và ai cũng đều có chung một suy nghĩ: Đại tướng không
chỉ là một danh tướng mà còn là một nhà tư tưởng, một nhà văn hóa lớn.
_______________
1. Ghi chép từ những buổi làm việc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại 30 Hoàng Diệu.
209