Page 213 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 213
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Võ Nguyên Giáp sau chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Tôi
cũng đã thuộc nằm lòng nhiều chi tiết về sự kiện lịch sử vĩ đại này, trong đó
rất tâm đắc với tư tưởng chắc thắng và quyết định chọn phương châm “đánh
chắc, tiến chắc”. Xưa nay tôi chỉ hiểu đơn giản đây là một quyết định sáng
suốt đạt tới mức nghệ thuật của một thiên tài quân sự. Hóa ra, điều khiến
Đại tướng phải nhiều đêm thức trắng để đi tới quyết định này không đơn
thuần chỉ ở hai chữ “chắc thắng” mà lại bởi ông xót máu xương của chiến sĩ.
Hiếm có vị danh tướng nào lại có tấm lòng nhân ái, thương lính như thế, bởi
“nhất tướng công thành vạn cốt khô” (để một ông tướng thành danh có sự hy
sinh của hàng vạn người) là triết lý được chấp nhận, là quy luật của chiến
tranh. Có lẽ từ cái tâm của Đại tướng như vậy, lòng nhân ái của Đại tướng
như vậy nên sau khi chiến tranh kết thúc ông suy nghĩ nhiều đến văn hóa.
Tôi còn nhớ vào năm 1972 khi đế quốc Mỹ dùng máy bay B52 ném bom
Hải Phòng và Thủ đô Hà Nội, tôi đang đóng quân ở Quảng Bình, có một
chuyện mà tôi không bao giờ quên: Một hôm, trong khi làm nhiệm vụ thu
thập tin tức từ các đài phương Tây, có một thông tin làm tôi choáng váng,
toàn thân gần như tê liệt. Tôi không tin vào tai mình nữa. Rồi không phải
một mà nhiều đài nước ngoài thay nhau truyền đi tin dữ: Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đã tử nạn vì bom B52 trong một chuyến đi thị sát trận địa tên
lửa... Không ai trong chúng tôi tin điều này (hay nói đúng hơn là không
muốn tin), nhưng không hiểu sao tất cả đều bật khóc, khóc nức nở như mất
người thân thiết nhất của chính mình. Chắc Trung ương biết điều này nên
chỉ ngay ngày hôm sau trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt
Nam liên tục phát đi tin Đại tướng đi kiểm tra các đơn vị... Niềm vui đến với
chúng tôi thật khôn xiết, thậm chí niềm vui còn biến thành tinh thần lạc
quan như sắp giải phóng miền Nam đến nơi rồi. Thế mới biết Đại tướng có vị
trí như thế nào trong lòng những người lính.
Đúng mười năm sau, vào năm 1982 tại Mátxcơva, tôi có vinh dự được
gặp Đại tướng trên cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách
Khoa học - Kỹ thuật. Khi ấy, tôi được cử sang làm nghiên cứu sinh tại Đại
học Lomonosov. Sau buổi gặp chung với đại diện nghiên cứu sinh và thực
tập sinh cao cấp, Đại tướng bảo tôi ở lại gặp riêng. Và thật hạnh phúc, trong
buổi gặp vô cùng quý giá ấy tôi đã được Đại tướng chỉ bảo, dặn dò và cũng là
một cơ may, trong lần gặp mà với tôi là một sự kiện lớn trong đời, tôi đã được
211