Page 212 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 212
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Trong quá trình chuẩn bị hội thảo, chúng tôi còn được Đại tướng giảng
giải những điều mà theo ông, là giới Việt Nam học trong nước và quốc tế vẫn
chưa tìm ra lời giải đáp thỏa đáng cho lịch sử Việt Nam, thậm chí ông còn
nói là “có nhiều sự kiện và thời kỳ chưa thể lý giải”.
Trước hết đó là hiện tượng dân tộc Việt Nam bị mất độc lập, sau đó bị
đặt dưới ách cai trị của các triều đại phong kiến mạnh về quân sự, giàu về
tiềm lực, cao về trình độ văn minh... trong một thời gian dài hàng nghìn
năm mà vẫn không bị đồng hóa. Đó là điều mà theo Đại tướng, có một không
hai trong lịch sử nhân loại, cần phải đặt ra để tiếp tục nghiên cứu để lý giải.
Thứ hai, đó là sức mạnh kỳ diệu của dân tộc Việt Nam trong các cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm. Hầu như tất cả những đạo quân đến xâm lược
nước ta trong lịch sử đều rất hùng mạnh và hung hãn, trong đó có những
đạo quân đã từng khuynh đảo thế giới. Ở thế kỷ XIII là đội quân Mông -
Nguyên, một đội quân đã chinh phục khắp lục địa Á - Âu tạo ra một đế chế
có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Đội quân ấy đã thất
bại ba lần trước dân tộc Việt Nam. Đại tướng nói, không thể lý giải một cách
đơn giản hiện tượng này. Có hiểu thật sâu sắc lịch sử mới có thể lý giải được
vì sao ta thắng đế quốc Mỹ, một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới, một thế
lực mà trước khi bị thất bại trong chiến tranh Việt Nam, bất kỳ một quốc gia
nào, kể cả những nước được coi là cường quốc cũng phải e ngại, né tránh.
Những lời chỉ bảo của Đại tướng cho tôi cảm giác được thụ giảng một nhà
sử học uyên bác và bất giác trong tôi trào lên niềm tự hào khó tả. Ngoài tư
chất thiên bẩm, tất cả những gì Đại tướng có còn là sự dày công tích lũy kiến
thức trong trường học và học trong thực tế. Ông từng là sinh viên của Đại
học Đông Dương, tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay - cái nôi
dung dưỡng và đào tạo nhân tài. Niềm tự hào còn ở chỗ, Đại tướng yêu sử và
chọn lịch sử làm nghề. Ông thường nói, nếu không có chiến tranh thì mình
làm nghề dạy sử. Có lẽ vì vậy mà ông đã nhận lời làm Chủ tịch danh dự của
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Giới sử học cả nước coi đây là một niềm
vinh dự lớn lao. Chất trí thức, chất nhân văn của Đại tướng có lẽ một phần
cũng có căn cốt từ đây.
Có một chuyện cho tôi ấn tượng vô cùng sâu sắc là lần được trực tiếp
nghe Đại tướng kể lại vì sao có quyết định lấy phương châm “đánh chắc, tiến
chắc” thay cho “đánh nhanh, thắng nhanh”. Cả thế giới biết đến Đại tướng
210