Page 410 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 410
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Bí thư Tổng Quân ủy, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đề nghị Thường vụ
Trung ương Đảng mở các lớp bổ túc cán bộ trung cấp, đến trước ngày toàn
quốc kháng chiến đã tổ chức được 2 lớp, với gần 200 học viên. “Do tích cực
mở lớp bồi dưỡng và đào tạo nên tình trạng thiếu cán bộ đã căn bản được
1
khắc phục” .
Tuy nhiên, các lớp học trên chủ yếu đào tạo cán bộ cấp trung đội, đại đội.
Trước tình hình đó, từ giữa năm 1947, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên
Giáp đã quyết định mở lớp bổ túc cho cán bộ cấp tiểu đoàn trưởng và trung
đoàn trưởng về phương pháp tổ chức bộ đội, phổ biến những kinh nghiệm
chiến đấu sau sáu tháng kháng chiến, quán triệt đường lối quân sự của
Đảng... Lớp học khai giảng đầu tháng 8/1947 tại La Bằng, Đại Từ, Thái
Nguyên, có 83 học viên. Đến tháng 2/1948, đã có ba khóa học với 148 học
viên, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu cán bộ cho xây dựng lực lượng vũ
trang tập trung.
Để chuẩn bị cho việc xây dựng các trung đoàn mạnh, tiến tới thành lập
các đại đoàn, cần phải có đội ngũ cán bộ quân sự, chính trị trung cấp. Ngày
12/3/1948, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp ban hành Nghị định
số 88/BCH thành lập Trường Quân chính trung cấp. Khóa đầu tiên khai
giảng tại bản Soi Mít, xã Tân Cương, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, có
110 học viên. Chương trình bao gồm: đường lối kháng chiến, xây dựng căn cứ
địa, xây dựng và tổ chức huấn luyện dân quân du kích, chiến lược, chiến
dịch, chiến thuật, tổ chức chỉ huy chiến đấu, quản lý bộ đội... Đến tháng
5/1950, nhà trường đã mở được năm khóa học với 675 học viên.
Đến giữa năm 1950, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Võ Nguyên Giáp, các
lớp đào tạo, bồi dưỡng đã huấn luyện được trên 1.000 cán bộ chỉ huy trung
cấp, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và chiến đấu của quân đội
trong những năm đầu kháng chiến. Từ các lớp học này, nhiều đồng chí đã
phát triển thành tướng lĩnh, cán bộ cao cấp giữ các chức vụ trọng trách trong
hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ như: Vũ Lăng, Vũ
Yên, Thái Dũng, Nam Hà, Trần Văn Nghiêm, Anh Đệ...
Để bảo đảm cán bộ cho các đơn vị ở miền Nam, giữa năm 1949, Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp quyết định thành lập Phân hiệu lục
_______________
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập hồi ký, Sđd, tr. 573.
408