Page 412 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 412
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
đề bạt mạnh dạn, bổ túc thực sự, đào tạo gấp rút” . Đại tướng yêu cầu:
1
“Chương trình đào tạo, đề bạt chính sách cán bộ phải dựa vào sự hiểu biết
của toàn thể cán bộ trong quân đội, lấy đường lối cách mạng dân chủ nhân
dân, tư tưởng chiến tranh nhân dân, tư tưởng chiến lược chiến thuật, tri
thức kỹ thuật, đạo đức người quân nhân cách mạng làm nội dung, nhằm
vào sự cần thiết giúp đỡ các cán bộ công nông tiến kịp nhiệm vụ, dựa vào
mục đích xây dựng một quân đội nhân dân ngày càng tinh nhuệ, ngày càng
chính quy hóa, trung thành với lợi ích của nhân dân và lợi ích của cách
mạng. Cho nên công tác huấn luyện cần được đề cao trong quân đội, việc
học tập của cán bộ cần được hướng dẫn cụ thể hơn, việc cấp dưỡng cán bộ
cần được tổ chức chu đáo hơn” .
2
Thực hiện chỉ đạo của Đại tướng, Bí thư Tổng Quân ủy, tháng 7/1951,
Trường Chính trị trung cấp được thành lập. Từ đây, cán bộ trung cấp, cao
cấp được luân lưu về trường học chương trình cơ bản về đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng. Trường Lục quân Việt Nam được củng cố, mở
thêm các phân khoa pháo binh, công binh, thông tin liên lạc... đào tạo cán bộ
cho các binh chủng. Để đảm bảo nguồn đào tạo, Đại tướng yêu cầu chú trọng
đến chiến sĩ và cán bộ cấp dưới đã qua thử thách chiến đấu. Dưới sự chỉ đạo
của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đội
ngũ cán bộ ngày càng được củng cố, tăng cường, “Tất cả cán bộ các cấp đều
được nâng cao trình độ, trưởng thành trong chiến đấu và công tác, được
quần chúng tín nhiệm, đáp ứng được nhiệm vụ Đảng giao cho” . Đó là
3
“những cán bộ giỏi chiến lược chiến thuật, tinh thông quân sự, đồng thời
trung thành triệt để với lợi ích của nhân dân, của cách mạng, tiến kịp với
nhiệm vụ, với nhu cầu của một quân đội nhân dân ngày càng chính quy hóa,
để lãnh đạo quân đội hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc do Đảng đề
ra” , góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến
4
thắng lợi.
_______________
1, 2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập luận văn, Sđd, t. 2, tr. 91.
3. Ban Nghiên cứu lịch sử quân đội thuộc Tổng cục Chính trị: Lịch sử Quân đội nhân dân
Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1977, tr. 485.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2001, t. 12, tr. 296.
410