Page 413 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 413
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Sau khi Hiệp định Genève được ký kết (21/7/1954), miền Bắc được giải
phóng, để xây dựng quân đội tiến lên chính quy, sẵn sàng cho cuộc chiến đấu
mới, trước yêu cầu gấp rút phải có đội ngũ cán bộ đáp ứng nhiệm vụ mới,
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp chỉ rõ: “Cán bộ giữ một vị trí rất
quan trọng trong việc xây dựng và chiến đấu của các lực lượng vũ trang. Cán
bộ giỏi thì đơn vị mới giỏi, mới hoàn thành được nhiệm vụ chiến đấu và công
tác. Vì vậy, cần ra sức bồi dưỡng và nâng cao năng lực của cán bộ các cấp,
chú trọng nâng cao trình độ lãnh đạo, chỉ huy và quản lý bộ đội, trình độ tổ
chức thực hiện những nhiệm vụ cụ thể trong hoàn cảnh khó khăn, phức tạp,
đặc biệt là trong những tình huống chiến đấu khẩn trương, quyết liệt.
Chúng ta phải có quyết tâm thật cao và nhiều biện pháp có hiệu lực để
nhanh chóng nâng cao năng lực của cán bộ các cấp; có như vậy mới đáp ứng
được sự lớn mạnh nhanh chóng của các lực lượng vũ trang và sự phát triển
của chiến tranh” .
1
Dưới sự chỉ đạo của Đại tướng, hệ thống nhà trường quân đội được phát
triển. Tuy quy mô còn nhỏ, trang thiết bị còn hạn chế, nhưng các trường
quân sự chính quy đã từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, đóng vai
trò quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cơ bản và toàn
diện, đáp ứng nhu cầu xây dựng, phát triển quân đội. Đến năm 1960, trong
tổng số 34.856 cán bộ từ cấp trung đội trưởng trở lên, đã có 15.564 cán bộ các
cấp gồm cán bộ bộ binh và binh chủng, cán bộ quân sự, chính trị, hậu cần
được bổ túc hoặc đào tạo cơ bản tại các trường quân sự trong nước; 2.400 cán
bộ các cấp được cử đi học ở hơn 50 học viện và trường quân sự tại Liên Xô,
Trung Quốc, và các nước xã hội chủ nghĩa anh em . Đây là một thành công
2
lớn của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, bảo đảm cho quân đội
hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và sẵn sàng chiến đấu, đặt cơ sở quan trọng
cho các bước phát triển của quân đội trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước.
Như vậy, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã có những đóng
góp quan trọng trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu xây
_______________
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập luận văn, Sđd, t. 2, tr. 809.
2. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam,
Sđd, t. 2, tr. 54.
411