Page 480 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 480

ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...

                      Võ Nguyên Giáp dành nhiều thời gian nghiền ngẫm những tài liệu
                  Nguyễn Chí Diểu trao cho anh cuối năm 1927, như: “Cuốn sách về chủ nghĩa

                  cộng sản bằng tiếng Pháp, một tập tài liệu của Liên đoàn các dân tộc bị áp
                  bức trên toàn thế giới và một văn bản về cuộc họp ở Quảng Châu, đặc biệt
                  trong  đó có bài nói chuyện của Nguyễn Ái Quốc”. Từ  đó, trong anh

                  những “tập tài liệu có hệ thống về chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa quốc tế”
                  và “Tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản đã được cắt nghĩa lần lần qua từng
                  trang sách” .
                               1
                      Mùa thu năm 1928, Võ Nguyên Giáp được Đảng Tân Việt điều động về

                  Tổng bộ với vai trò là Ủy viên Tuyên huấn; tham gia tiểu tổ bí mật cùng
                  Nguyễn Chí Diểu, Trần Thị Như Mân do Đào Duy Anh phụ trách và làm thư
                  ký cho Quan hải tùng thư (Nhà xuất bản Tổng bộ Tân Việt).

                      Ban lãnh  đạo Tổng bộ Tân Việt lúc bấy giờ gồm  Đào Duy Anh, Phan
                  Đăng Lưu, Ngô  Đức Diễn, Hoàng  Đức Thi, Trần Ngọc Danh, Phan Kiêm
                  Huy, Nguyễn Sỹ Sách. Võ Nguyên Giáp là Ủy viên Trung ương dự bị và được
                  giao hai trọng trách: Tuyên huấn và giao thông liên lạc. Anh còn được Đào

                  Duy Anh giới thiệu sang làm Biên tập viên báo  Tiếng dân của cụ Huỳnh
                  Thúc Kháng.
                      Ngay từ khi mới thành lập, các nhà sáng lập Hội Phục Việt đã nhanh

                  chóng triển khai việc chắp nối liên lạc với những người yêu nước đang hoạt
                  động  ở nước ngoài. Nhiều người vốn là hội viên Hội Phục Việt như: Trần
                  Phú, Lê Duy Điếm, Nguyễn Sỹ Sách, Phan Đăng Lưu, Phạm Văn Đồng... đã
                  sớm “xuất dương” tham gia chương trình huấn luyện của Hội Việt Nam
                  Cách mạng Thanh niên và chính họ  đã  đưa những tài liệu do Nguyễn Ái

                  Quốc soạn thảo về nước. Đường Kách mệnh - tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc
                  biên soạn  đã  đến với Võ Nguyên Giáp theo con  đường  ấy.  Đến với  Đường
                  Kách mệnh là đến với “Tư cách một người cách mạng”. Điểm nhấn đầu tiên

                  ấy đã giúp anh lĩnh hội được yêu cầu cấp bách mang tính quyết định đối với
                  những ai tham gia đoàn thể cách mạng . Cuốn sách không chỉ nhanh chóng
                                                              2
                  bồi đắp thêm nhân cách cho anh mà còn giúp anh hiểu biết các loại hình


                  _______________
                      1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
                  2012, tr. 24.
                      2. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.2, tr. 280.

                  478
   475   476   477   478   479   480   481   482   483   484   485