Page 479 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 479
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
và các trường lân cận tiếp tục đấu tranh. Nhưng cuộc đấu tranh đó liền bị
chính quyền thực dân dùng xe vòi rồng thẳng tay đàn áp dẫn tới xung đột
giữa cảnh sát và học sinh. Cuộc đàn áp chiều ngày 27/4/1927 của Tòa khâm
sứ Pháp không khuất phục được ý chí của học sinh. Trong mấy ngày liền học
sinh vẫn kéo nhau đi dọc phố hô vang các khẩu hiệu “không được đuổi học
sinh Nguyễn Chí Diểu”, “Chống giáo dục ngu dân”, “Tự do sách báo”. Kết
cục, Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn, Phan Bôi và Võ Nguyên Giáp bị
xếp đầu bảng trong số 47 học sinh hai trường Quốc học Huế và Đồng Khánh
bị đuổi học.
Sự bạo ngược của nhà trường thực dân cũng không làm cho “bộ tứ đầu
bảng” lùi bước. Khí thế cuộc tổng bãi khóa vẫn thôi thúc các anh hoạt động.
Võ Nguyên Giáp quyết định viết bài báo ngắn bằng tiếng Pháp với tiêu đề “
bas le tyranneau du Quoc hoc” (Đả đảo tên tiểu bạo chúa Trường Quốc
học) gửi đăng trên L’Annam của Luật sư Phan Văn Trường, xuất bản tại Sài
Gòn. Bài báo tố cáo nền giáo dục ngu dân của chủ nghĩa thực dân và quy chế
nghiêm cấm học sinh đọc sách báo yêu nước.
Sau cuộc tổng bãi khóa, để bồi dưỡng nhân cốt cho phong trào yêu nước,
các đảng viên Tân Việt ở Huế quyết định tìm gặp Võ Nguyên Giáp, người
thiếu niên dũng cảm, cứng cỏi, gan góc dẫn đầu học sinh bãi khóa chống lại
sự bạo ngược của nhà trường thực dân.
Cuối năm 1927, Nguyễn Chí Diểu (Ủy viên Kỳ bộ Trung Kỳ, Đảng Tân
Việt) đạp xe ra quê gặp Võ Nguyên Giáp. Sau khi giới thiệu mục đích,
chương trình hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng đồng chí (tên mới của
Hội Phục Việt), Nguyễn Chí Diểu tuyên bố kết nạp Võ Nguyên Giáp vào Hội
và giao nhiệm vụ cho anh nghiên cứu tài liệu, tìm nguồn, bồi dưỡng phát
triển hội viên mới.
Trong hai năm ở Quốc học, Võ Nguyên Giáp đã được thầy Võ Liêm Sơn
và các bạn lớn tuổi như Nguyễn Chí Diểu và Nguyễn Khoa Văn dẫn dắt tiếp
cận với nhiều sách báo tiến bộ. Những tài liệu đó đã định hướng cho anh về
con đường hoạt động trong tương lai. Ngay sau khi về quê, anh trở thành
hạt nhân của cuộc vận động yêu nước; cùng các bạn hình thành nhóm đọc
sách báo ở làng An Xá, rồi mở rộng hoạt động tuyên truyền trên toàn huyện
Lệ Thủy (Quảng Bình).
477