Page 483 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 483

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                      Không chấp nhận ý kiến của đa số đại biểu Đại hội về tạm chờ và bàn
                  bạc thêm, đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ tuyên bố ly khai khỏi Hội Việt Nam Cách

                  mạng Thanh niên, đồng thời phê phán cả hai tổ chức Thanh niên và Tân
                  Việt là “hữu khuynh”, là “không cách mạng”.
                      Ngay sau đó, tháng 6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời, ra điều

                  kiện buộc Thanh niên và Tân Việt giải thể và xét kết nạp từng người. Các
                  hội viên còn lại trong Thanh niên, nhất là các đồng chí hoạt động ở Trung
                  Quốc và Kỳ bộ Nam Kỳ, một mặt vận động thuyết phục Đông Dương Cộng
                  sản Đảng hợp tác thảo luận, mặt khác thành lập An Nam Cộng sản Đảng

                  (7/1929) để “đối trọng”. Hai cuộc vận động từ sự phân liệt của Thanh niên
                  của hai tổ chức cộng sản đã thu hút các hội viên tích cực của họ và một số
                  đảng viên Tân Việt gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng.

                      Còn Tân Việt Cách mạng Đảng, Tổng bộ bị bắt hết, cấp Liên tỉnh bộ trở
                  xuống còn nguyên vẹn, số lượng đảng viên đông (riêng Liên tỉnh Lục Hoan
                  có khoảng 400 người). Một số đã chuyển sang Đông Dương Cộng sản Đảng,
                  và nhận lời tiếp tục vận động phát triển cho tổ chức này (như Lê Viết Lượng

                  đã kể trong hồi ký của ông).
                      Tháng 9/1929,  đại  đa số  đảng viên Tân Việt rất mong muốn  được gia
                  nhập Đảng Cộng sản, nhưng không tự động, họ nóng lòng chờ đợi Đảng liên

                  lạc chắp nối và có  đường hướng mới trên con  đường  đi tới. Họ không tán
                  thành cách làm của Đông Dương Cộng sản Đảng. Một số đảng viên đã đặt
                  tên mới là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thay tên cho Đảng Tân Việt và
                  hầu như tên đó đã nhanh chóng lan truyền khắp nội bộ Đảng và được các
                  đảng viên chào đón. Để nói rõ mục đích, ý chí và tình cảm của mình, Đông

                  Dương Cộng sản Liên đoàn đã phát đi bức Thông đạt lịch sử khẳng định sự
                  nhất quán của mình trong việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản.
                      Tháng 11/1929,  Kỳ bộ Đông Dương Cộng sản Liên  đoàn  Nam Kỳ  được

                  thành lập với Ban lãnh  đạo lâm thời gồm: Nguyễn  Đình Kiên, Lê Trọng
                  Mận, Trần Hữu Duyệt, Trần Hữu Chương, Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều),
                  Nguyễn Hoàng .
                                   1
                      Tối 28/12/1929, theo đề xuất của Kỳ bộ Đông Dương Cộng sản Liên đoàn

                  Nam Kỳ, các đại biểu của ba kỳ về ga Chợ Thượng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) tiến
                  _______________

                      1. Xem Đào Xuân Mai: Tân Việt phân hóa, bản đánh máy, 1981, tr.1.

                                                                                                   481
   478   479   480   481   482   483   484   485   486   487   488