Page 485 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 485
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Võ Nguyên Giáp đã thẩm thấu nhiều vấn đề lý luận cách mạng, nhận rõ yêu
cầu bức thiết phải giải phóng dân tộc, phải mang tinh thần của Công xã
Paris (1871), của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) để tấn công kẻ thù;
rằng con đường cách mạng đầy gian nan nhưng tất thắng.
Hoạt động trong Tân Việt, Võ Nguyên Giáp sống trong tình đồng chí ấm
áp, đùm bọc lẫn nhau. Sau cao trào cách mạng 1930-1931, nhiều cơ sở đảng
bị mật thám Pháp đánh phá liên tục không liên lạc được, nhưng anh vẫn giữ
vững ý chí. Được sự giúp đỡ của Giáo sư Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp
vẫn ra sức học tập, nghiên cứu, tìm kiếm “phía sau” nhà trường thực dân,
những hành trang cho cuộc chiến đấu mà anh tin tưởng chắc chắn một ngày
nào đó được Đảng đặt lên vai mình.
Năm 1940, trên con đường hoạt động cách mạng, Võ Nguyên Giáp đã có
dịp cùng Phạm Văn Đồng, người đã tham gia khóa huấn luyện ở Quảng
Châu (năm 1926) được Đảng cử sang Trung Quốc tìm bắt liên lạc với lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc. Người đã nhận thấy ở anh - một con người dũng mãnh, am
hiểu lịch sử, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của dân tộc và giao cho anh
trọng trách mới.
Ngày 22/12/1944, Võ Nguyên Giáp được giao trọng trách thành lập Đội
Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. Từ đó dưới sự lãnh đạo của Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo xây dựng đội quân
“trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do
của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn
nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cùng đánh thắng” không ngừng lớn mạnh.
1
Ông đã góp phần quan trọng đưa đội quân bách chiến bách thắng đi suốt cả
hai cuộc kháng chiến trường kỳ, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do, hòa bình
thống nhất và chủ nghĩa xã hội...
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 14, tr. 435.
483