Page 497 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 497
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
vào trường . Tháng 9/1925, chia tay gia đình, họ hàng, bạn bè, Võ Nguyên
1
Giáp vào nhập học ở lớp Đệ nhất niên A. Đây là một môi trường học tập, giao
tiếp rộng mở đối với tương lai của Võ Nguyên Giáp và khép lại tuổi thơ đầy
kỷ niệm gắn bó với quê hương.
Ngay từ khi còn là học sinh, được tiếp thu những tư tưởng cách mạng
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Võ Nguyên Giáp đã tích cực tham gia các
phong trào đấu tranh ở Trường Quốc học Huế, tiêu biểu là phong trào đấu
tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Châu Trinh. Võ Nguyên
Giáp lúc này đang học lớp Đệ nhất niên A của Trường Quốc học Huế đã cùng
với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn và một số bạn học đi vận động lấy
chữ ký vào đơn gửi Toàn quyền Varenne đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu. Do
học sinh Trường Quốc học Huế không được tổ chức, nên Lễ truy điệu cụ
Phan Châu Trinh diễn ra tại nhà trọ của Võ Nguyên Giáp ở dốc Bến Ngự,
nơi có nhiều học sinh Trường Quốc học ngoại trú.
Sau cuộc bãi khóa, hàng chục học sinh Trường Quốc học Huế bị nhà cầm
quyền đuổi học. Nhân sự kiện này, Võ Nguyên Giáp đã viết bài báo đầu tiên
bằng tiếng Pháp có tên “ bas le tyranneau du Quoc hoc” (Đả đảo tên tiểu
bạo chúa Trường Quốc học), tố cáo nền giáo dục ngu dân và quy chế cấm đọc
sách, báo yêu nước, đăng trên tờ L’Annam của Luật sư Phan Văn Trường,
xuất bản tại Sài Gòn. Sau khi bị buộc rời khỏi Trường Quốc học Huế,
Võ Nguyên Giáp trở về Quảng Bình, tích cực tham gia xây dựng, phát triển
cơ sở cách mạng ở quê hương. Tại đây, Võ Nguyên Giáp gặp một số thanh
niên làng An Xá như Đào Viết Doãn, Võ Hoàng, Võ Chương Hiến, Hoàng
Hưu và em ruột là Võ Thuần Nho tuyên truyền giác ngộ cách mạng.
Với nhiều tài liệu, tin tức phong phú, các bài văn, thơ yêu nước của cụ
Phan Bội Châu, một số sách báo tiến bộ, tài liệu về cách mạng như báo Việt
Nam hồn do Võ Nguyên Giáp mang từ Huế ra, đã gây ảnh hưởng rộng ra các
vùng ở địa phương như: An Xá, Thạch Bàn, Phú Thọ.
_______________
1. Trường Quốc học Huế thành lập năm 1896, là ngôi trường trung học nổi tiếng của cố đô
Huế. Có rất nhiều tên tuổi nổi tiếng từng là cựu học sinh của trường, trên lĩnh vực chính trị có
Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh), Hà Huy Tập, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Diểu...; trên lĩnh
vực khoa học có Nguyễn Thúc Hào, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Khánh Toàn, Đặng Thai Mai, Đào
Duy Anh, Nguyễn Lân, Tôn Thất Tùng...; về văn hóa - nghệ thuật có Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu
Trọng Lư, Tố Hữu, Trần Hoàn, Nguyễn Văn Thương...
495