Page 524 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 524
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Năm 1940, khi tình hình cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai chuyển biến
nhanh chóng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc, thời gian này đang hoạt động ở
Trung Quốc, quyết định chuyển lực lượng cách mạng về sát biên giới, tìm
cách về nước sớm để thúc đẩy chuẩn bị lực lượng, chờ thời cơ đang đến.
Chuẩn bị cán bộ cho xây dựng khu căn cứ Cao Bằng, gây dựng cơ sở quần
chúng ở căn cứ địa
Tháng 10/1940, được tin hơn 40 thanh niên các dân tộc Cao Bằng vượt
biên giới sang Tĩnh Tây lánh địch khủng bố, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ thị
cho các đồng chí cùng hoạt động “tổ chức một lớp huấn luyện cho các anh em,
sau đó, đưa anh em trở về củng cố và mở rộng phong trào Cao Bằng và tổ chức
đường liên lạc về nước” . Thực hiện chủ trương đó, đầu tháng 12/1940, lớp huấn
1
luyện được tổ chức. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử đồng chí Võ Nguyên Giáp trở
lại Tĩnh Tây. Các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng
là các “huấn luyện viên” của lớp học. Đồng chí Võ Nguyên Giáp thường lên
thăm lớp và nắm tình hình học tập . Chương trình huấn luyện gồm các phần
2
tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện và đấu tranh. Đề cương các bài giảng
đều được Nguyễn Ái Quốc thông qua. Các bài giảng sau đó được Tổng bộ
Việt Minh bổ sung, xuất bản thành sách Con đường giải phóng, dùng làm tài
liệu huấn luyện cán bộ của Mặt trận Việt Minh . Những nội dung được huấn
3
luyện trong lớp học cũng là những bài học cơ bản cho cán bộ trong công tác
xây dựng căn cứ địa Việt Bắc những năm sau đó.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, phong trào cách
mạng ở Cao Bằng phục hồi nhanh chóng và phát triển đúng hướng. Trong
khi sự tồn tại và phát triển của đội du kích Bắc Sơn là tiền đề thuận lợi cho
việc xây dựng căn cứ du kích Bắc Sơn - Võ Nhai thì sự chỉ đạo trực tiếp
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là tiền đề thuận lợi cho xây dựng căn cứ địa
Cao Bằng. Tư tưởng của Người về xây dựng căn cứ địa được vận dụng ngay
vào xây dựng khu căn cứ và xây dựng lực lượng vũ trang.
_______________
1. Võ Nguyên Giáp: Từ nhân dân mà ra, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1964, tr. 34.
2. Trần Thái Bình: Võ Nguyên Giáp hào khí trăm năm, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh,
2002, tr. 69.
3. Xem Chương trình sưu tầm tài liệu, viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và
cách mạng Việt Nam: Võ Nguyên Giáp - Tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019, tr. 105.
522