Page 523 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 523

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                  Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 và 7 (tháng 11/1939 và tháng 11/1940),
                  đê ra những quan điểm, nội dung cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc.
                     ̀
                  Đăt mục tiêu giành độc lập và lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đâu; xây dựng
                                                                                          ̀
                     ̣
                  lực lượng chính trị, vũ trang và căn cứ địa cách mạng; phát triển phong trào
                  cách mạng trên tất cả các địa bàn trên cả nước; thúc đẩy tình thế cách mạng và

                  chủ động vê thời cơ cách mạng; xây dựng và phát triển Mặt trận Việt Minh để
                               ̀
                  đoàn kết và phát huy sức mạnh toàn dân tộc; tăng cường xây dựng Đảng và
                  thống nhất ý chí, hành động trong toàn Đảng. Hội nghị Trung ương Đảng lần
                  thứ 8 đã hoàn thiện đường lối cách mạng giải phóng dân tộc.

                      Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương Ðảng lần thứ 8, nhiệm vụ
                  xây dựng căn cứ địa cách mạng của Ðảng bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh
                  xây dựng các căn cứ địa cách mạng, làm nòng cốt cho phong trào đánh Pháp,

                  đuổi Nhật, chuẩn bị cho khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng địa
                  phương. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm địa bàn xây dựng căn
                  cứ địa đầu tiên để lãnh đạo phong trào cách mạng cả nước.
                      Với tư tưởng đúng đắn, sáng tạo, với tầm nhìn của một vị lãnh tụ, Người

                  cho rằng Cao Bằng là nơi hội tụ đủ những điều kiện cần thiết để xây dựng
                  một căn cứ địa cách mạng buổi đầu của công cuộc giải phóng dân tộc. Người
                  nói: “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta.

                  Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên
                  lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng, từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái
                  Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối
                  phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh
                  vũ trang, lúc thuận lợi có thể tấn công, lúc khó khăn có thể giữ” . Trung
                                                                                              1
                  ương quyết định duy trì và phát triển các căn cứ du kích Bắc Sơn, Võ Nhai,
                  đồng thời ra sức củng cố và mở rộng căn cứ địa Cao Bằng.
                      2. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy có ảnh hưởng lớn lao trong cuộc

                  đời và sự nghiệp của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Năm 1940 là một bước ngoặt
                  lớn trong cuộc đời đồng chí khi lần đầu tiên được trực tiếp gặp gỡ lãnh tụ
                  Nguyễn Ái Quốc. Khi được sống và làm việc cạnh Bác Hồ, được Người dìu
                  dắt và giao nhiều trọng trách, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã vận dụng sáng

                  tạo, thực hiện xuất sắc nhiều chỉ dẫn của Bác, hiện thực hóa trong thực tiễn.
                  _______________

                      1. Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1977, tr. 38-39.

                                                                                                   521
   518   519   520   521   522   523   524   525   526   527   528