Page 519 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 519

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                      Sau khi hoãn chuyến  đi Diên An, Võ Nguyên Giáp cùng các  đồng chí
                  cách mạng về đến Quế Lâm vào cuối tháng 6/1940, nhưng đến đầu tháng

                  10/1940, Nguyễn Ái Quốc mới về đến đây. Tại đây, các đồng chí liên lạc với
                  Biện sự xứ của Bát lộ quân Quế Lâm, nhờ họ tạo điều kiện giúp đỡ, đặc biệt
                  là tổ chức các buổi nói chuyện với các nhà báo để tranh thủ giới thiệu về cách

                  mạng Việt Nam. Nhờ vậy,  đồng chí Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn  Đồng
                  nắm được việc Lý Tế Thâm tiết lộ thông tin quân Tưởng theo lệnh của Đồng
                  minh sắp vào  Đông Dương (Hoa quân nhập Việt), kịp thời báo cáo với
                  Nguyễn Ái Quốc, được Người khẳng định ngay: “Hiện nay chỉ có Hồng quân

                  Liên Xô và Hồng quân Trung Quốc mới là những quân đội anh em, mới là
                  đồng minh thực sự của ta. Còn quân đội Tưởng Giới Thạch dù có vào Việt
                  Nam để đánh Nhật cũng chỉ là đồng minh tạm thời, về bản chất chúng vẫn

                  là kẻ thù... Chúng nó không vào Việt Nam càng tốt cho ta hơn” . Bởi lẽ trong
                                                                                        1
                  cuộc hợp tác Quốc - Cộng, bên ngoài nó ra vẻ kháng Nhật, nhưng bên trong
                  thì tìm cách diệt Cộng. Từ đó, các đồng chí của ta có thêm nhận thức, hành
                  động thích hợp để cảnh giác, kịp thời đối phó với âm mưu của quân Tưởng.

                      Khi ở Quế Lâm xảy ra “sự biến Giang Nam”, quân đội Trung Hoa dân
                  quốc thay đổi thái độ, tiến hành khủng bố, tịch thu sách báo, cấm sinh hoạt
                  thư điếm, có những hành động tấn công cộng sản. Hơn nữa, nhận thấy nếu

                  để các đồng chí ta hoạt động ở Quế Lâm lâu có thể bị lộ, nên Nguyễn Ái Quốc
                  về Tĩnh Tây để khi cần về nước cho thuận tiện. Trong thời gian ở Quế Lâm,
                  đồng chí Võ Nguyên Giáp có tham góp ý kiến về thành lập Mặt trận Việt
                  Nam độc lập đồng minh. Về việc đó, sau này Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết:
                  “Trong những ngày  ở Quế Lâm, có lần Bác bàn với chúng tôi: Trước tình

                  hình mới, vấn đề đoàn kết toàn dân giải phóng dân tộc càng quan trọng. Ta
                  phải nghĩ đến việc thành lập một hình thức mặt trận thật rộng rãi, có tên
                  gọi cho thích hợp. Việt Nam Giải phóng  Đồng minh? Việt Nam Phản  đế

                  Đồng minh? Hay là Việt Nam  Độc lập  Đồng minh? Có thể gọi tắt là Việt
                  Minh cho nhân dân dễ nhớ. Những ý kiến Bác nói hồi đó, sau này, đã được
                  thảo luận tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám của Đảng ở Pác Bó” .
                                                                                            2
                      Tháng 10/1940, có hơn 40 thanh niên các dân tộc Cao Bằng, chủ yếu là

                  thanh niên yêu nước, vì bị đế quốc Pháp khủng bố mạnh nên đã vượt biên
                  _______________

                      1, 2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Sđd, tr. 34-35, 36.

                                                                                                   517
   514   515   516   517   518   519   520   521   522   523   524