Page 91 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 91

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


                  Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ trưởng
                  Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã có bài diễn văn quan trọng nêu rõ tầm vóc lịch

                  sử của cuộc Cách mạng Tháng Tám; đồng thời nêu lên tám vấn đề cấp bách của
                  Chính phủ cách mạng lâm thời. Đặc biệt, trong diễn văn ông nhấn mạnh: “Chỉ
                  nay mai Chính phủ lâm thời sẽ ra sắc lệnh triệu tập Quốc hội theo nguyên tắc
                  dân chủ. Các đại biểu của Quốc hội đều do dân bầu theo lối phổ thông đầu

                  phiếu. Quốc hội sẽ đem lại cho chúng ta một Hiến pháp và một Chính phủ
                  chính thức” . Ngoài ra, Bộ Nội vụ có trách nhiệm nghiên cứu xây dựng, kiện
                               1
                  toàn hệ thống chính quyền nhà nước các cấp từ Trung ương đến địa phương.
                      Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của Tổng tuyển cử, được sự tin cậy, giao
                  phó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã
                  thay mặt Chính phủ ký ban hành Sắc lệnh số 14 ngày 8/9/1945. Nội dung

                  Sắc lệnh chỉ rõ: “1- Trong một thời hạn hai tháng kể từ ngày ký Sắc lệnh này
                  sẽ mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc dân đại hội; 2- Tất cả công dân Việt
                  Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ
                  những người đã bị tước mất công quyền và những người trí óc không bình

                  thường; 3- Số đại biểu của Quốc dân đại hội ấn định là 300 người; 4- Quốc
                  dân đại hội sẽ có toàn quyền ấn định Hiến pháp cho nước Việt Nam Dân chủ
                  Cộng hoà; 5- Một Ủy ban để dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử sẽ thành lập;
                  6- Để dự thảo một bản hiến pháp đệ trình Quốc hội, một Ủy ban khởi thảo
                  hiến pháp 7 người sẽ thành lập; 7- Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ

                  Tuyên truyền phụ trách thi hành Sắc lệnh này”.
                      Với lối diễn đạt ngắn gọn, cô đọng, súc tích, Sắc lệnh số 14 ngày 8/9/1945
                  đặt nền móng cho việc tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào
                  ngày 6/1/1946, bầu ra Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

                  Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên này là minh chứng sinh động, hùng
                  hồn cho niềm hạnh phúc lớn lao, vô bờ bến của nhân dân Việt Nam - những
                  người từ thân phận lầm than, mất nước - nay đã “Rũ bùn đứng dậy sáng
                  lòa”  thực sự trở thành chủ nhân của đất nước, không phân biệt là trai hay
                      2
                  gái, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền tuyển cử và ứng cử vào Quốc dân đại hội.


                  _______________

                      1. Diễn văn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp tại Lễ Độc lập 2/9/1945; văn bản có tại:
                  http://hovuvovietnam.com/Dien-van-cua-Bo-truong-Bo-Noi-vu-Vo-Nguyen-Giap-tai-Le-doc-lap-
                  2-9-1945_tc_304_332_1133.html, truy cập ngày 5/7/2021.
                      2. Trích Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

                                                                                                    89
   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96