Page 93 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 93

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


                  pháp quyền” . Ngày 2/9/1945, mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ
                                1
                  Chí Minh trích Tuyên ngôn  Độc lập của nước Mỹ năm 1776:  “Tất cả mọi

                  người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể
                  xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và
                                                2
                  quyền mưu cầu hạnh phúc” .
                      Tiếp tục tinh thần thượng tôn “thần linh pháp quyền” cũng như thực
                  hiện Sắc lệnh số 14 ngày 8/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã
                  được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phụ trách việc thành lập Ban dự thảo Hiến
                  pháp. Chỉ trong một thời gian ngắn, với sự giúp đỡ của các trí thức, luật gia,
                  Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp và Ban Soạn thảo đã hoàn thành Dự

                  thảo và trình Quốc hội khóa I thông qua Hiến pháp năm 1946 - đạo luật cơ
                  bản đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều thứ 1 của Hiến
                  pháp năm 1946 xác định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa.
                  Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không

                  phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” .
                                                                                   3
                      Hiến pháp là một thực thể gắn kết chặt chẽ với chế định dân chủ, bởi vì
                  một xã hội không có Hiến pháp thì người dân không thể được hưởng quyền
                  tự do, dân chủ hay mưu cầu hạnh phúc. Hiến pháp năm 1946 là văn bản
                  pháp luật đầu tiên góp phần quan trọng trong việc đấu tranh giành, giữ và

                  xây dựng chính quyền còn non trẻ, là cơ sở để xây dựng nhà nước dân chủ
                  pháp quyền với nền hành chính vận hành thông suốt từ Trung ương đến
                  địa phương. Nền hành chính dựa trên nền tảng dân chủ đó là nền hành
                  chính vì hạnh phúc của người dân. Với công lao to lớn trong việc xây dựng

                  bản Hiến pháp năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp  đã góp
                  phần đặt những viên gạch đầu tiên cho nền hành chính vì hạnh phúc của
                  người dân.
                      Ba là, ký ban hành Sắc lệnh số 07 về buôn bán và chuyên chở thóc gạo
                  ngày 5/9/1945.

                      Thấu hiểu nỗi cơ cực, lầm than của nhân dân dưới thời thực dân, phong
                  kiến và rằng người dân chỉ biết đến tự do, hạnh phúc khi họ được cơm no, áo

                  _______________

                      1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 473.
                      2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 1.
                      3.  Tuyên ngôn  Độc lập năm 1945 và các hiến pháp Việt Nam (1946, 1959, 1980, 1992),
                  Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 12.

                                                                                                    91
   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98