Page 92 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 92
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I đã công nhận Chính phủ liên hiệp
kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, công nhận Kháng chiến ủy viên
hội do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch, công nhận Ban Dự thảo Hiến
pháp gồm 11 thành viên. Với việc công nhận Chính phủ chính thức và các
thành viên của Chính phủ, Quốc hội khóa I đã mở đường cho việc xây dựng
một nền hành chính dân chủ, vì dân - vì hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.
Trong tiến trình đó, một phần công lao to lớn thuộc về Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Võ Nguyên Giáp.
Cùng với tổ chức Tổng tuyển cử, theo chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp kêu gọi những người hiền tài ra giúp nước. Đây
là một trong những công việc khó khăn nhất lúc bấy giờ, bởi một bộ phận trí
thức, công chức chế độ cũ vẫn còn giữ thái độ quan sát, dò xét. Vốn là thầy
giáo dạy lịch sử, ông thấm nhuần lời dạy của người xưa: “Hiền tài là nguyên
khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên
khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy các bậc vua tài giỏi
đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài
bồi đắp thêm nguyên khí” . Sau cuộc Tổng tuyển cử, Quốc hội đã bầu ra
1
Chính phủ chính thức với đội ngũ cán bộ vừa có đức, vừa có tài, trong đó có
nhiều nhân sĩ, trí thức tiêu biểu đã tham gia.
Việc tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội khóa I là
thắng lợi của Đảng, Nhà nước, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, của toàn
thể nhân dân Việt Nam, trong đó có sự đóng góp công sức của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ Võ Nguyên Giáp. Nhìn trên phương diện này, đồng chí đúng là người
có công lớn trong việc tham gia xây dựng nền hành chính vì hạnh phúc của
nhân dân Việt Nam.
Hai là, phụ trách việc thành lập Ban dự thảo Hiến pháp, đưa tới sự ra
đời của bản Hiến pháp năm 1946.
Năm 1919, khi gửi bản yêu sách tám điểm tới Hội nghị Versailles đòi các
quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã nêu
những điều liên quan đến hiến pháp, pháp quyền. Sau đó, năm 1922, trong
Việt Nam yêu cầu ca, Người khẳng định vai trò của Hiến pháp, pháp luật
bằng hai câu thơ: “Bảy xin hiến pháp ban hành/Trăm đều phải có thần linh
_______________
1. Thân Nhân Trung, bài văn bia đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
90