Page 94 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 94

ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...

                  ấm, nên ngay từ những ngày đầu cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh

                  đã đề xuất những công việc mà Chính phủ phải thực hiện ngay: “1. Làm cho
                  dân có ăn. 2. Làm cho dân có mặc. 3. Làm cho dân có chỗ ở...” ; bởi lẽ, “nếu
                                                                                        1
                  nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng
                  có nghĩa lý gì” . Một Chính phủ vì dân là một Chính phủ mà từ hoạch định,
                                  2
                  xây dựng chính sách cho  đến thi hành chính sách  đều phải xuất phát từ

                  chăm lo cho dân. “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm
                  nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu

                  dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có
                  lỗi; nếu dân  ốm là  Đảng và Chính phủ có lỗi” . Hành  động của nền hành
                                                                       3
                  chính vì dân đòi hỏi: “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại

                  đến dân phải hết sức tránh” . Là người luôn thấu hiểu và rất linh hoạt trong
                                                 4
                  việc hiện thực hóa quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ trưởng

                  Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã tập trung vào vấn đề cấp bách lúc bấy giờ là
                  chống “giặc đói”, cũng có nghĩa là chăm lo cho đời sống vật chất của người dân -
                  một khía cạnh phản ánh cuộc sống hạnh phúc của nhân dân. Thay mặt Chủ

                  tịch Hồ Chí Minh, đồng chí đã ký ban hành Sắc lệnh số 07 ngày 5/9/1945 của
                  Chủ tịch Chính phủ lâm thời.

                      Sắc lệnh số 07 đã góp phần tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong việc
                  vận chuyển, buôn bán thóc gạo, chống lại nạn đầu cơ, tích trữ lương thực
                  trong bối cảnh nạn đói đang hoành hành dữ dội khi đó; việc buôn bán, chuyên

                  chở thóc gạo ở Bắc Bộ hoàn toàn được tự do, Chính phủ cần thóc gạo sẽ mua
                  thẳng của tư gia. Còn đối với những người có hành vi đầu cơ, tích trữ gạo

                  làm ảnh hưởng đến nền kinh tế sẽ bị nghiêm phạt theo luật và bị tịch thu
                  gia sản. Việc Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp kịp thời ký ban hành Sắc
                  lệnh số 07 ngày 5/9/1945 là việc làm kịp thời của Chính phủ, phản ánh sinh

                  động một thực tế rằng, nền hành chính dân chủ non trẻ buổi đầu ấy đã luôn
                  đặt lợi ích, nhu cầu của người dân Việt Nam lên trên hết, vì hạnh phúc của

                  người dân bắt đầu từ cơm ăn, áo mặc.

                  _______________

                      1, 2, 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 175, 64, 51.
                      3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 9, tr. 518.

                  92
   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99