Page 80 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 80

khá lớn, nhưng lại có các vòng tháp nhỏ bao quanh
           khiến ta có cảm giác như nó chỉ có tác dụng làm bệ
           cho phần đỉnh chứ không vươn cao ngạo nghễ và bề
           thế như tháp Sanchi ở Ấn Độ. Cuối cùng là chân tháp
           với  những  vòng  hồi  lang  liên  tiếp  và  các  tháp  nhỏ
           xung quanh nhác trông như hình kim tự tháp nhiều
           bậc thường thấy ở các tháp Miến Điện, nhưng các hồi
           lang của Thạt Luổng có vẻ rộng rãi, phóng khoáng
           hơn. Tất cả các hình thể ấy càng trở nên sinh động
           hơn, ấn tượng hơn bởi các màu sắc phủ lên chúng:
           màu vàng chói chang như nắng, hừng hực như lửa
           của vòng tháp nhỏ bao quanh; màu trắng xóa như
           tuyết của khối kệ bên dưới và màu xám thâm trầm,
           uy nghiêm của nền tường hồi lang. Sự pha trộn màu
           sắc tưởng chừng như tương phản ấy đã tạo cho Thạt
           Luổng  một  vẻ  đẹp  riêng,  rất  uy  nghi  nhưng  cũng
           không kém phần thanh nhã.
               Hằng năm, đúng tuần trăng tròn tháng 11 là bắt
           đầu lễ hội Thạt Luổng. Hội thường kéo dài ba đêm.
           Bắt đầu hội là lễ tắm Phật. Đêm cuối cùng là lễ rước
           nến.  Vào  đêm  đó,  mọi  người  dân  đều  đến  đặt  hoa
           quanh Thạt Luổng và cầu khấn trời, Phật ban cho
           mình cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp.
               Từ lâu, Thạt Luổng đã trở thành biểu tượng cho
           trí tuệ, óc sáng tạo và tình đoàn kết keo sơn, gắn bó
           của các tộc người ở Lào. Thạt Luổng không chỉ là biểu
           tượng của Phật giáo mà còn là biểu tượng của quốc
           gia Lào thống nhất.

               4. Wat Phou - Ngôi đền thiêng trên núi

               Wat Phou còn được gọi là “chùa Núi” bởi nó tọa


           78
   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85