Page 132 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 132

đồng thời phải tăng cường giám sát, kiểm soát có hiệu quả việc

              thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn. Mọi quyền
              lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền lực phải
              được ràng buộc bằng trách nhiệm; quyền lực đến đâu trách nhiệm
              đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn; bất kể ai lạm

              dụng, lợi dụng quyền lực để trục lợi đều phải bị truy cứu trách
              nhiệm và xử lý vi phạm. Nói phải “nhốt” quyền lực vào trong
              “lồng” cơ chế là với ý nghĩa như vậy.

                   Thứ hai, phòng, chống tham nhũng là “chống giặc nội xâm”,
              tức là chống những thói hư, tật xấu, nhất là sự suy thoái về phẩm
              chất, đạo đức, tệ ăn bớt, ăn cắp, ăn chặn của công dưới nhiều hình
              thức; tiền tài, của cải, vật chất,... do người khác “biếu xén”, “cho,

              tặng”, hối lộ,... với động cơ không trong sáng. Nó thường diễn ra
              đối với những người có chức, có quyền. Vì vậy, đây là nhiệm vụ
              rất quan trọng, nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi

              chúng ta phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền
              bỉ, “không nghỉ”, “không ngừng” ở tất cả các cấp, các ngành, các
              lĩnh vực; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ
              chức, hành chính, kinh tế, hình sự; với những bước đi vững chắc,

              tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm; phải xây dựng cho
              được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”;
              một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để “không dám tham

              nhũng”; và một cơ chế bảo đảm để “không cần tham nhũng”. Tham
              nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực, là một trong những
              nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Thời đại nào, chế độ nào,
              quốc gia nào cũng có, không thể xóa ngay tận gốc tham nhũng

              trong một thời gian ngắn. Do vậy, trong đấu tranh phòng, chống
              tham nhũng không thể chủ quan, nóng vội, thỏa mãn; không được
              né  tránh,  cầm  chừng;  trái  lại,  phải  rất  kiên  trì,  “không  nghỉ”,

              “không ngừng”; vừa phải kiên quyết phát hiện, xử lý tham nhũng,



         130   KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC,
               GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA NGÀY CÀNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH
   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137