Page 131 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 131
vẫn còn hạn chế, bất cập; năng lực, trình độ của một bộ phận cán
bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu; thậm chí có trường hợp còn sa
vào suy thoái, mắc vào tiêu cực, tay đã nhúng chàm, không dám
đấu tranh hoặc tiếp tục tiếp tay cho tham nhũng.
Từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng
ở nước ta thời gian qua, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quý,
có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tôi xin gợi mở, khái quát
mấy vấn đề cốt yếu sau đây:
Trước hết, cần phải nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc vị trí, ý
nghĩa, tầm quan trọng của công tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực để từ đó có quyết tâm chính trị rất cao, biện pháp
rất trúng và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống
nhất của Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trực thuộc Bộ Chính
trị; Ban Nội chính Trung ương là cơ quan thường trực của Ban
Chỉ đạo. Phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế
của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, trước
hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng
chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của người đứng đầu cấp ủy, chính
quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng.
Tham nhũng thường diễn ra trong nội bộ, do người có chức, có
quyền thực hiện. Phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh
ngay trong chính bản thân mỗi con người, trong mỗi cơ quan, tổ
chức, đơn vị, địa phương mình; liên quan đến lợi ích, chức vụ,
danh vọng, uy tín của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, phải có thái độ
thật kiên quyết, không khoan nhượng và hành động thật quyết
liệt, cụ thể, hiệu quả. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về
những yếu kém, sai phạm về tham nhũng trong tổ chức, cơ quan,
đơn vị, địa phương mình. Người được giao chức vụ, quyền hạn phải
không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa;
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 129
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM