Page 133 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 133
vừa phải kiên trì giáo dục, quản lý, ngăn ngừa, răn đe, không để
xảy ra tham nhũng, vừa phải cảnh giác, đấu tranh với những âm
mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng đấu
tranh phòng, chống tham nhũng để kích động, chia rẽ, chống phá
Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Thứ ba, phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với
chủ động phát hiện, xử lý kịp thời, đồng bộ, nghiêm minh các
hành vi tham nhũng; trong đó, phòng ngừa là chính, là cơ bản,
lâu dài; phát hiện, xử lý là đột phá, quan trọng. Để chủ động,
tích cực phòng ngừa cần phải tập trung xây dựng, hoàn thiện thể
chế, chính sách về kinh tế - xã hội, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa, đẩy mạnh xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong
sạch, vững mạnh toàn diện.
Trong phát hiện, xử lý, phải quán triệt nguyên tắc: Có vụ việc
thì phải xác minh làm rõ; tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý
đến đó; xử lý cả hành vi tham nhũng và hành vi dung túng, bao
che cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng.
Có dấu hiệu phạm tội thì phải khởi tố, điều tra; kết luận có tội
thì phải truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật; vụ việc chưa
đến mức xử lý hình sự thì xử lý kỷ luật nghiêm theo quy định của
Đảng, Nhà nước, đoàn thể. Phải tiến hành đồng bộ giữa kỷ luật
đảng, kỷ luật hành chính của Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự.
Kỷ luật của Đảng thực hiện trước, tạo tiền đề để xử lý kỷ luật hành
chính của Nhà nước, của đoàn thể và xử lý hình sự. Việc xử lý phải
lấy giáo dục, răn đe, phòng ngừa làm chính, kết hợp giữa trừng trị
với khoan hồng; đồng thời bảo vệ, khuyến khích những người dám
nghĩ, dám làm, dám đổi mới, sáng tạo vì sự nghiệp chung.
Thứ tư, phải gắn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; gắn phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 131
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM